Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,210
Trong nghiên cứu nói chung và nghiên cứu giáo dục nói riêng, đều cần phải có những minh chứng để rút ra kết luận một cách khách quan. Tùy từng mục đích nghiên cứu mà có cách thức thu thập minh chứng/thông tin khác nhau. Nghiên cứu về giáo dục, cách thu thập thông tin thường theo định tính, thông qua các câu hỏi, phỏng vấn, quan sát, dự giờ… Để có được kết quả nghiên cứu về thực trạng xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục của nhà trường, nhóm nghiên cứu nhiệm vụ thường xuyên với đề tài: Nghiên cứu thực trạng việc xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục của nhà trường ở cấp Tiểu học (lớp 1, lớp 2, lớp 3) và cấp Trung học cơ sở (lớp 6, lớp 7) mã số V2022-13TX đã tiến hành thiết kế bộ công cụ khảo sát để thu thập thông tin về: Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về kế hoạch giáo dục của nhà trường; thực trạng xây dựng, triển khai kế hoạch giáo dục của nhà trường; các điều kiện cần thiết để xây dựng và triển khai hiệu quả kế hoạch giáo dục của nhà trường; đánh giá hiệu quả triển khai kế hoạch giáo dục của nhà trường; đề xuất giải pháp xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch giáo dục của nhà trường. Đối tượng cần thu thập thông tin là cán bộ quản lí và giáo viên cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu bộ công cụ cho đánh giá định tính về xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục của nhà trường
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,144
Đổi mới phương pháp tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục từ xưa đến nay vẫn là làm cách nào chuyển vai trò của người học từ tiếp nhận kiến thức do thầy cung cấp sang chủ động, tích cực học tập. Học thông qua chơi là một hướng tiếp cận giáo dục mà nhà giáo dục tạo ra môi trường cho học sinh tương tác, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề học tập một cách vui vẻ hứng thú, từ đó tăng tính chủ động, tích cực của học sinh. Sở dĩ học thông qua chơi góp phần tăng tính chủ động, tích cực vì khi được học thông qua chơi học sinh có hứng thú với việc học, nhận thấy hoạt động học tập có ý nghĩa, điều đó thúc đẩy các em tham gia tích cực trong các hoạt động học tập, sẵn sàng thử nghiệm nhiều lần để đạt được kết quả và tích cực tương tác với bạn với thầy cô để nêu ý tưởng, báo cáo kết quả hoạt động,… Tất cả góp phần và thúc đẩy phát triển năng lực cho học sinh
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 701
Bài viết phân tích tính hiệu quả của hệ thống học trực tuyến tại Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên. Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi thông qua khảo sát trực tuyến với đối tượng nghiên cứu là 120 sinh viên tại Khoa Công nghệ thông tin. Kết quả cho thấy, việc giảng dạy học tập trực tuyến của sinh viên phần nào đáp ứng được việc học tập tự chủ và có những ưu điểm nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà học tập trực tuyến mang lại thì còn có những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình học trực tuyến của người học nên học tập trực tuyến chưa mang lại hiệu quả cao so với phương pháp truyền thống. Do đó, dựa trên kết quả nghiên cứu này, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trực tuyến để đạt được hiệu quả tốt hơn trong thời kì chuyển đổi số.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 5,172
Dạy học trải nghiệm môn Toán 10 là vấn đề được đặt ra và chú trọng trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Dạy học trải nghiệm giúp học sinh có nền tảng tư duy độc lập, có thể chủ động phát hiện vấn đề, tìm cách thức giải quyết các vấn đề của môn học vào trong cuộc sống.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,553
Bài viết tập trung làm rõ khả năng nâng cao chất lượng giáo dục đại học thông qua vận dụng phép biện chứng duy vật trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên. Tác giả nghiên cứu trường hợp giảng dạy chiến thuật hình sự trong các cơ sở giáo dục đại học của lực lượng Công an Nhân dân để chứng minh cho luận điểm nêu trên. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian tới.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 580
Giáo dục các vấn đề toàn cầu từ bậc Phổ thông đang được quan tâm sâu rộng từ nhiều quốc gia bởi đây là cách tiếp cận trong trao quyền cho người học trở thành những công dân tích cực cả ở địa phương và toàn cầu trong việc xây dựng một thế giới hòa bình, thấu hiểu, hòa nhập và an toàn hơn. Bài viết dưới đây là tồng quan của tác giả tìm hiểu về những nội dung và chủ đề toàn cầu và cách thức tích hợp những nội dung toàn cầu trong môn học từ khung hướng dẫn tích hợp các quan điểm giáo dục toàn cầu dành cho nhà trường phổ thông Úc. Tác giả mong muốn đây là nguồn tham khảo hữu ích khi cho các nhà trường, giáo viên và cả các nhà nghiên cứu giáo dục muốn đưa các vấn đề toàn cầu vào môn học và hoạt động giáo dục nhà trường phổ thông của Việt Nam.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 3,948
Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã triển khai thực hiện hơn hai năm, thông qua việc dạy học theo sách giáo khoa mới. Theo yêu cầu của chương trình, các nhà trường phải giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; Hài hòa đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống, vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu của chương trìnn. Nghiên cứu tình hình triển khai dạy học theo sách giáo khoa mới, trong đó có môn Tiếng Việt lớp 2 tại các nhà trường là việc làm cần thiết nhằm phân tích, xác định, lí giải những thuận lợi và khó khăn trong quá trình dạy học, từ đó đề xuất giải pháp kịp thời, giúp nâng cao hiệu quả dạy học theo Chương trình và Sách giáo khoa 2018.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,106
: Trên cơ sở nghiên cứu về dạy học môn Toán ở tiểu học và các tài liệu về học thông qua chơi, bài viết làm rõ quan niệm “học thông qua chơi” như một hướng tiếp cận trong dạy học. Từ đó, tác giả đề xuất cách thức áp dụng “học thông qua chơi” vào dạy học môn Toán ở tiểu học, góp phần phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,544
Năng lực tư duy Lịch sử là một trong những năng lực được giáo dục sử học quan tâm. Ở Việt Nam, với chương trình 2018, năng lực tư duy Lịch sử đã được đề cập đến một cách khá rõ ràng trong Chương trình Lịch sử. Tuy nhiên, việc giáo dục Lịch sử còn nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt trong việc thu hút sự quan tâm của học sinh cũng như giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa của môn học. Do đó, bài viết này góp phần tổng lược một số chiến lược, tiếp cận dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy Lịch sử, đồng thời, giúp cho việc học Lịch sử trở nên có ý nghĩa với học sinh.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 616
Với những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đã trở thành hướng đi mới của giáo dục. Thêm vào đó, sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 đã tạo đà thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong giáo dục diễn ra mạnh mẽ. Trong bối cảnh này, giáo dục thích ứng với những ưu điểm về dạy học cá nhân hoá, học tập linh hoạt càng được đẩy mạnh và trở thành xu hướng của giáo dục hiện đại. Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan những vấn đề lí luận và thực tiễn triển khai giáo dục thích ứng ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam, nghiên cứu này đề xuất một mô hình giáo dục thích ứng để từng bước triển khai trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam.