Danh sách bài viết

Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,268
Phân luồng học sinh phổ thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội; góp phần cung ứng nguồn nhân lực với cơ cấu phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế, tạo cơ hội được học tập suốt đời cho mọi người, hướng tới xây dựng xã hội học tập. Thực tế hiện nay ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông chưa hiệu quả, chưa tạo nền tảng cho việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, bài báo đã đưa ra một số giải pháp phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,317
Chương trình tín dụng cho sinh viên là một hình thức hỗ trợ tài chính và chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học đã và đang được áp dụng ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Do đặc thù của chương trình, việc quản lí chương trình tín dụng dành cho sinh viên cần huy động sự tham gia của nhiều ngành, nhiều đơn vị khác nhau như Chính phủ, các cơ quan tài chính, các cơ quan về tín dụng (ngân hàng), ngành Giáo dục, chính quyền địa phương, sinh viên và gia đình sinh viên. Một cơ chế quản lí tốt có sự phối hợp giữa các chủ thể quản lí, phát huy được thế mạnh của từng chủ thể là mấu chốt để chương trình đạt được hiệu quả. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng đến vai trò của các cơ sở giáo dục đại học. Trên cơ sở nguyên tắc chung đó, nghiên cứu này tiến hành khảo sát các đối tượng có liên quan để chỉ ra thực trạng hoạt động quản lí các chương trình tín dụng cho sinh viên trong các trường đại học công lập với chủ thể quản lí chính là các nhà trường. Từ kết quả khảo sát, nghiên cứu đưa ra nhận định về vị trí của các trường đại học công lập trong hệ thống quản lí chương trình tín dụng cho sinh viên tại Việt Nam hiện nay, phân tích những ưu điểm và những tồn tại trong công tác quản lí chương trình tín dụng cho sinh viên trong trường đại học công lập. Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra một số đề xuất đối với công tác quản lí chương trình tín dụng cho sinh viên trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,358
Bài viết đề xuất sử dụng phần mềm R để thực hiện mô phỏng theo phương pháp Monte Carlo các khái niệm, định lí quan trọng trong môn học Xác suất Thống kê ở bậc đại học. Qua kinh nghiệm giảng dạy và hiểu biết của tác giả, các giáo trình Xác suất Thống kê được sử dụng trong đa số các trường đại học ở Việt Nam chưa chú trọng các phương pháp mô phỏng khi trình bày các khái niệm của môn học. Điều này dẫn đến việc học và hiểu của sinh viên còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các khái niệm khó như khái niệm khoảng tin cậy, định lí giới hạn trung tâm hay công thức xác suất Bayes. Dùng phương pháp mô phỏng Monte Carlo trong giảng dạy Xác suất Thống kê có thể giúp sinh viên hiểu kiến thức của môn học vừa trực quan vừa đúng bản chất.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,348
Dạy học tích hợp là một trong các quan điểm xây dựng Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tự nhiên và Xã hội 2018. Dạy học theo định hướng STEM thực chất là dạy học tích hợp của các môn Khoa học, Công nghệ, Kĩ Thuật và Toán học. Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. Bài viết đề xuất quy trình tổ chức hoạt động giáo dục STEM trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nhằm phát triển năng lực của học sinh.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 699
Xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục của nhà trường là một nhiệm vụ bắt buộc với các trường phổ thông nhất là khi thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Thông qua một số kết quả nghiên cứu, tác giả giới thiệu quan niệm về kế hoạch, kế hoạch giáo dục của nhà trường, đặc điểm của kế hoạch giáo dục, một số loại kế hoạch, cấu trúc của một bản kế hoạch, gợi ý về quy trình và những lưu ý khi xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường phổ thông.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 744
Phát triển chuyên môn nghiệp vụ là hành trình dài lâu và không ngừng nghỉ của nhà giáo. Thông qua hoạt động phát triển nghề nghiệp, giáo viên có cơ hội cải thiện kĩ năng, kiến thức liên quan tới hoạt động giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Bài viết trình bày một số vấn đề lí thuyết liên quan tới phát triển nghề nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia phát triển nghề nghiệp của giáo viên. 102 giáo viên trung học phổ thông đã tham gia khảo sát. Kết quả chỉ ra rằng, có 6 yếu tố tác động tới sự tham gia các hoạt động phát triển nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông bao gồm: Nội dung phát triển nghề nghiệp, cộng đồng học tập, nhận thức của giáo viên, thời gian, chi phí, quản lí và lãnh đạo.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 596
Bài viết trình bài kết quả khảo sát mối quan hệ giữa các thành tố trong hoạt động phối hợp giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh trên 167 cán bộ quản lí và giáo viên các trường trung học cơ sở ở thành phố Thủ Đức. Mục đích của nghiên cứu là xác định mức độ tương quan giữa các thành tố trong phối hợp giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở. Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng. Kết quả cho thấy, các thành tố: Lập kế hoạch phối hợp, Tổ chức phối hợp, Chỉ đạo phối hợp, Kiểm tra - Đánh giá việc phối hợp, Mục tiêu phối hợp, Nội dung phối hợp, phương thức phối hợp, Điều kiện hỗ trợ phối hợp, có mối tương quan dương cao với nhau trong hoạt động phối hợp giáo dục đạo đức học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung học cơ sở
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 444
Đánh giá qua hồ sơ học tập là một phương pháp đánh giá cho phép học sinh được tham gia tích cực vào toàn bộ quá trình đánh giá, phát huy khả năng tự đánh giá trong các hoạt động học tập. Tiến trình đánh giá theo phương pháp này bao gồm hai giai đoạn là xây dựng và đánh giá, trong đó xây dựng hồ sơ học tập được xem là giai đoạn trọng tâm. Bài viết làm rõ quy trình xây dựng hồ sơ học tập sử dụng trong đánh giá học sinh tiểu học. Một minh họa cụ thể về việc xây dựng hồ sơ học tập để đánh giá sự tiến bộ của học sinh tiểu học cũng đã được thực hiện như là một mẫu tham khảo cho giáo viên tiểu học khi áp dụng phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập trong quá trình dạy học
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 690
Xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp STEM (gọi tắt là chủ đề iSTEM) là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm, đặc biệt trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Tiêu chí nào cho một chủ đề iSTEM? Quy trình nào cho việc xây dựng chủ đề iSTEM trong dạy học đơn môn của Chương trình giáo dục trung học hiện hành và Chương trình Giáo dục Trung học phổ thông 2018 là các câu hỏi nghiên cứu của bài viết này. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các tiêu chí và quy trình đã có, tác giả đề xuất bộ tiêu chí nhận diện và đánh giá chủ đề iSTEM, quy trình xây dựng chủ đề iSTEM đáp ứng bộ tiêu chí đó.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 573
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các công cụ đo lường về học tập tự định hướng thông qua phân tích các nghiên cứu về công cụ đo lường học tập tự định hướng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có một số công cụ đo lường đáng chú ý như: 1) Nhóm công cụ đo lường mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng; 2) Thang đo trách nhiệm cá nhân trong tự định hướng học tập; 3) Thang đo nhận thức học tập tự định hướng; 4) Thang đo kĩ năng học tập tự định hướng; 5) Thang đo tự đánh giá về học tập tự định hướng. Trong số các thang đo này, nổi bật nhất là thang đo mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng của Guglielmino (1977) và bản phát triển bởi các tác giả Fisher và cộng sự (2001). Thang đo này dự đoán mức độ mà người học tự đánh giá các kĩ năng và thái độ liên quan đến việc học tập tự định hướng, được đánh giá là thích hợp cho bậc đại học và những người đã hoàn thành trung học. Bên cạnh đó, thang đo cũng có thể đo được mối quan hệ giữa học tập tự định hướng và các biến số khác, đồng thời có thể đánh giá nhận thức của người học về sự sẵn sàng học tập tự định hướng. Trên cơ sở kết quả phân tích, một số gợi ý về đo lường và đánh giá học tập tự định hướng trong bối cảnh Việt Nam cũng được đề cập trong bài viết này. Các kết quả nghiên cứu được kì vọng sẽ góp phần bổ sung vào cơ sở lí luận đo lường, đánh giá về học tập tự định hướng của Việt Nam.