Danh sách bài viết

Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 4,967
Đảm bảo chất lượng cơ sở giáo dục đóng vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng/xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương. Hơn nữa, chu trình tổ chức cải tiến chất lượng liên tục luôn được coi là “cốt lõi” để đảm bảo chất lượng cơ sở giáo dục. Dựa trên PDCA, bài báo này trình bày và phân tích đề xuất chu trình tổ chức cải tiến chất lượng liên tục C-EPD (C - Checking là Giám sát/Kiểm tra; E - Evaluating là Đánh giá; P - Planning là Lập kế hoạch; D - Doing là Thực hiện kế hoạch) theo 03 giai đoạn và được chi tiết thành 08 bước có quan hệ chặt chẽ với nhau theo cách “Sản phẩm” của quá trình trước là “Đầu vào” của “Quá trình” sau, cụ thể: (Bước 1 và 2A, 2B) Quá trình tổ chức kiểm tra/giám sát, đánh giá thực trạng chất lượng để xác định vấn đề chất lượng cần cải tiến (C-E); (Bước 3-5) Quá trình lập kế hoạch cải tiến chất lượng (P); (Bước 6-7) Quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chiến lược/giải pháp cải tiến chất lượng (D). Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đảm bảo chất lượng cơ sở giáo dục trong thực tiễn.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 2,749
Bài viết đánh giá tác động của căng thẳng học tập đến thái độ học tập của sinh viên. Dựa trên dữ liệu khảo sát, bằng phương pháp hồi quy bội, nghiên cứu tìm thấy tác động tích cực của căng thẳng học tập đến thái độ học tập. Ngoài ra, các nhân tố: phương pháp học tập, giảng viên và phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất cũng là những yếu tố quan trọng giải thích sự khác biệt về thái độ học tập của sinh viên.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,311
Trong đại dịch COVID-19, kinh nghiệm tiếp cận đa ngành về đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục mầm non của Phần Lan, Mĩ, Úc, Nga, Hàn Quốc, Colombia, Thái Lan và Malaysia khẳng định mỗi quốc gia với những điều kiện khác nhau đã ban hành những chính sách, chỉ đạo thực hiện các giải pháp đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non trong bối cảnh COVID-19 với sự phối hợp của nhiều ngành. Trong đó, các giải pháp tập trung vào việc tổ chức diễn đàn trao đổi, hợp tác đa ngành, trao quyền quyết định chất lượng giáo dục mầm non, thu hút sự tham gia của cha mẹ trẻ, hỗ trợ cha mẹ trẻ đang gặp khó khăn, sử dụng các nền tảng công nghệ để giáo dục trực tuyến… Trên cơ sở tổng quan tư liệu kinh nghiệm ứng phó với đại dịch của giáo dục mầm non ở các quốc gia nêu trên chính là bài học thực tiễn để đề xuất khuyến nghị đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non tại Việt Nam theo hướng tiếp cận đa ngành về xây dựng hành lang pháp lí, tăng cường nhận thức, phân cấp, chỉ đạo thực hiện linh hoạt theo cơ chế phối hợp đa ngành tại địa phương, tận dụng các nguồn lực và ứng dụng giải pháp công nghệ thông tin vào giáo dục mầm non trong bối cảnh dịch bệnh.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 437
An toàn thông tin là một ngành đặc thù, là ngành học tương đối khó với quy mô đào tạo hằng năm khá ít so với các ngành học khác mặc dù đã có nhiều cơ chế, chính sách mở và ưu tiên dành riêng cho ngành học này từ các cơ quan chủ quản. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xem xét thực trạng quản lí chất lượng đào tạo ngành An toàn thông tin tại Học viện Kĩ thuật Mật mã - một trong các cơ sở đào tạo trọng điểm, dựa trên kết quả khảo sát ý kiến các bên liên quan để từ đó đề xuất các giải pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả đào tạo, đáp ứng tốt với yêu cầu thực tiễn hiện nay.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,517
Bài viết tổng quan các nghiên cứu về hướng nghiệp và dạy nghề cho thanh thiếu niên rối loạn phát triển, thực trạng vấn đề về nhận thức của cha mẹ, cộng đồng về tầm quan trọng của hướng nghiệp và dạy nghề; tác động của việc tổ chức hướng nghiệp và dạy nghề đến thanh thiếu niên rối loạn phát triển; những hậu quả, nguyên nhân gây khó khăn trong việc đào tạo hướng nghiệp và dạy nghề, đồng thời đưa ra một số định hướng nhóm ngành nghề phù hợp với thanh thiếu niên rối loạn phát triển ở Việt Nam.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,268
Phân luồng học sinh phổ thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội; góp phần cung ứng nguồn nhân lực với cơ cấu phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế, tạo cơ hội được học tập suốt đời cho mọi người, hướng tới xây dựng xã hội học tập. Thực tế hiện nay ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông chưa hiệu quả, chưa tạo nền tảng cho việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, bài báo đã đưa ra một số giải pháp phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,317
Chương trình tín dụng cho sinh viên là một hình thức hỗ trợ tài chính và chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học đã và đang được áp dụng ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Do đặc thù của chương trình, việc quản lí chương trình tín dụng dành cho sinh viên cần huy động sự tham gia của nhiều ngành, nhiều đơn vị khác nhau như Chính phủ, các cơ quan tài chính, các cơ quan về tín dụng (ngân hàng), ngành Giáo dục, chính quyền địa phương, sinh viên và gia đình sinh viên. Một cơ chế quản lí tốt có sự phối hợp giữa các chủ thể quản lí, phát huy được thế mạnh của từng chủ thể là mấu chốt để chương trình đạt được hiệu quả. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng đến vai trò của các cơ sở giáo dục đại học. Trên cơ sở nguyên tắc chung đó, nghiên cứu này tiến hành khảo sát các đối tượng có liên quan để chỉ ra thực trạng hoạt động quản lí các chương trình tín dụng cho sinh viên trong các trường đại học công lập với chủ thể quản lí chính là các nhà trường. Từ kết quả khảo sát, nghiên cứu đưa ra nhận định về vị trí của các trường đại học công lập trong hệ thống quản lí chương trình tín dụng cho sinh viên tại Việt Nam hiện nay, phân tích những ưu điểm và những tồn tại trong công tác quản lí chương trình tín dụng cho sinh viên trong trường đại học công lập. Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra một số đề xuất đối với công tác quản lí chương trình tín dụng cho sinh viên trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,358
Bài viết đề xuất sử dụng phần mềm R để thực hiện mô phỏng theo phương pháp Monte Carlo các khái niệm, định lí quan trọng trong môn học Xác suất Thống kê ở bậc đại học. Qua kinh nghiệm giảng dạy và hiểu biết của tác giả, các giáo trình Xác suất Thống kê được sử dụng trong đa số các trường đại học ở Việt Nam chưa chú trọng các phương pháp mô phỏng khi trình bày các khái niệm của môn học. Điều này dẫn đến việc học và hiểu của sinh viên còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các khái niệm khó như khái niệm khoảng tin cậy, định lí giới hạn trung tâm hay công thức xác suất Bayes. Dùng phương pháp mô phỏng Monte Carlo trong giảng dạy Xác suất Thống kê có thể giúp sinh viên hiểu kiến thức của môn học vừa trực quan vừa đúng bản chất.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 5,141
Bài viết trình bày kết quả khảo sát bằng bảng hỏi với giáo viên và học sinh trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh về các biện pháp của giáo viên tạo động lực học tập cho học sinh. Giáo viên đã quan tâm tạo môi trường học tập thân thiện cho học sinh, đã cố gắng thu hút học sinh vào hoạt động học tập vì kết quả điểm số của môn học. Tuy nhiên, giáo viên chưa thực hiện thường xuyên các biện pháp giúp học sinh có nhu cầu học tập một cách lâu dài, bền vững và làm cho từng thành tố của hoạt động học tập trở nên hấp dẫn đối với học sinh
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 6,050
Đọc là một hoạt động ngôn ngữ của chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, đảm bảo cho mỗi cá nhân phát triển tốt trong học tập, làm việc và giao tiếp. Đây là vấn đề đã được nghiên cứu nhiều nhưng nó vẫn còn cần được nhìn nhận sâu và kĩ hơn nữa. Bám sát mục tiêu phát triển năng lực của Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, chúng tôi đề xuất biện pháp đọc hiểu ở một trường hợp lựa chọn là bài tập đọc hiểu. Chúng tôi chọn một số bài tập để tiến hành thực nghiệm vì đây là bài tập đáp ứng được những tiêu chí mà nghiên cứu này đặt ra là theo hướng phát triển năng lực nhưng vẫn vừa sức học sinh.