Biện pháp giảm căng thẳng nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông tại Trung Quốc trong giai đoạn thực hiện chính sách “giảm kép”

Biện pháp giảm căng thẳng nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông tại Trung Quốc trong giai đoạn thực hiện chính sách “giảm kép”

Phạm Thị Hồng Thắm thampth@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Số 4 Trịnh Hoài Đức, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Trung Quốc là đất nước có nền giáo dục truyền thống lâu đời và bền vững. Cho đến nay, nền giáo dục ấy vẫn không ngừng phát triển và liên tục được đổi mới. Tuy nhiên, những năm gần đây, việc học thêm các khóa bồi dưỡng năng khiếu cũng như gánh nặng bài tập đã gây ra những hậu quả đáng tiếc cho sự phát triển của học sinh cũng như giáo viên, các vụ tự tử của học sinh, rối nhiễu tâm lí thậm chí tâm thần liên tục xuất hiện trong thời gian vừa qua… Ngành Giáo dục liên tục đối mặt với việc giáo viên nghỉ việc do áp lực công việc (刘复兴,董昕怡, 2022). Trước thực trạng đó, tháng 7 năm 2021, trước khi bước vào năm học mới, Chính phủ Trung Quốc ban hành chính sách 双减 (giảm kép) với mục đích giảm áp lực học tập cho học sinh bằng cách giảm bài tập về nhà và giảm học tập ngoài trường, nâng cao chất lượng giáo dục và đưa giáo dục trở lại với bản chất “vì người học” của nó. Điều này vô tình lại tạo ra một áp lực lớn cho giáo viên trước yêu cầu chất lượng giáo dục không đổi. Bài viết này thông qua nghiên cứu lí luận đã chỉ ra các biện pháp giảm áp lực/căng thẳng nghề nghiệp cho giáo viên Trung Quốc khi Chính phủ này thực hiện chính sách “giảm kép”. Trong đó, các biện pháp từ Chính phủ, cơ chế quản lí mang tầm vĩ mô đến các biện pháp đến từ địa phương, nhà trường và toàn xã hội đã cho chúng ta thấy một sự quyết tâm của Chính phủ nước này trong việc thực hiện giảm áp lực lao động cho giáo viên của họ. Những kinh nghiệm này cũng là bài học quý để Việt Nam có thể vận dụng trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay.
Từ khóa: 
Giáo dục Trung Quốc
chính sách giảm kép
căng thẳng nghề nghiệp
áp lực lao động nghề nghiệp
giáo viên.
Tham khảo: 

[1] Pham Thi Hong Tham - Vu Pham Gia Han, (2023), Teacher stress of lower secondary shool teachers during the implementation of the 2018 general education currculum, and teacher strees reduction measures for educational administrators, Hongkong journal of socical sciences, Vol 60 (3). https://doi.org/10.55463/ hkjss.issn.1021-3619.60.90.

[2] ] 李秀, (2022), 小学融合教育教师工作压力、压力应 对与社会支持的关系研究. 乐山师范学院特殊教育 学院、康复学院. (Nghiên cứu về mối quan hệ giữa căng thẳng trong công việc, ứng phó với căng thẳng và hỗ trợ xã hội của giáo viên giáo dục hòa nhập cấp Tiểu học Trường Giáo dục Đặc biệt và Trường Phục hồi Chức năng, Đại học Sư phạm Leshan).

[3] Trang web Bộ Giáo dục và Đào tạo Trung Quốc, http://www.scio.gov.cn/xwfbh/gbwxwfbh/xwfbh/jyb/ Document/1717960/1717960.htm

[4] 鲍传友,李晓莉, (2023), “双减” 政策下教师的工作 压力及其化解。教师发展研究。(Áp lực công việc của giáo viên và cách giải quyết dưới chính sách “giảm kép”. Nghiên cứu phát triển giáo viên).

[5] 刘学, (2023), “双减” 政策下教师的工作压力与消减 对策.当代教研论丛. (Áp lực công việc của giáo viên và các biện pháp đối phó với việc cắt giảm theo chính sách “giảm kép”. Nghiên cứu và giảng dạy đương đại).

[6] 鲍传友,李晓莉, (2023), “双减”政策下教师的工作压 力及其化解. 北京师范大学教育学部,教师发展研 究.7(01). (Áp lực công việc của giáo viên và giải pháp của nó theo chính sách “giảm kép”. Khoa Giáo dục, Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Nghiên cứu Phát triển giáo viên).

[7] 赵娜, (2022),乡村公立中学青年教师工作压力及其 纾解策略研究. 华东师范大学. (07) (Nghiên cứu về căng thẳng trong công việc và các chiến lược giải tỏa căng thẳng của giáo viên trẻ tại các trường trung học cơ sở công lập ở nông thôn, Đại học Sư phạm Đông Trung Quốc).

[8] 尚元东;张惠芳;金雨蓬, (2023),乡村教师工作压力对 离职倾向的影响研究.牡丹江师范学院学报(社会科 学版. (04) (Nghiên cứu về tác động của áp lực công việc của giáo viên nông thôn đối với ý định thôi việc. Tạp chí của Đại học Sư phạm Mẫu Đơn Giang (Ấn bản Khoa học Xã hội).

[9] 刘复兴,董昕怡, (2022), 实施“双减”政策的关键问题 与需要处理好的矛盾关系 . 新疆师范大学学报(哲学 社会科学. (01) (Những vấn đề mấu chốt trong việc thực hiện chính sách “giảm kép” và những mâu thuẫn cần giải quyết. Tạp chí Đại học Sư phạm Tân Cương (Triết học và Khoa học Xã hội).

[10] 孙晓萃, (2020), 读写算:构建高效课堂 减轻学生负担 提高教学质量. (Đọc, viết và toán: Xây dựng lớp học hiệu quả để giảm bớt gánh nặng cho học sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy). https://www.fx361.cc/page/2020/0608/7589977.shtml (09).

Bài viết cùng số