Danh sách bài viết

Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,348
Dạy học tích hợp là một trong các quan điểm xây dựng Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tự nhiên và Xã hội 2018. Dạy học theo định hướng STEM thực chất là dạy học tích hợp của các môn Khoa học, Công nghệ, Kĩ Thuật và Toán học. Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. Bài viết đề xuất quy trình tổ chức hoạt động giáo dục STEM trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội nhằm phát triển năng lực của học sinh.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 699
Xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục của nhà trường là một nhiệm vụ bắt buộc với các trường phổ thông nhất là khi thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Thông qua một số kết quả nghiên cứu, tác giả giới thiệu quan niệm về kế hoạch, kế hoạch giáo dục của nhà trường, đặc điểm của kế hoạch giáo dục, một số loại kế hoạch, cấu trúc của một bản kế hoạch, gợi ý về quy trình và những lưu ý khi xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường phổ thông.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 574
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các công cụ đo lường về học tập tự định hướng thông qua phân tích các nghiên cứu về công cụ đo lường học tập tự định hướng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có một số công cụ đo lường đáng chú ý như: 1) Nhóm công cụ đo lường mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng; 2) Thang đo trách nhiệm cá nhân trong tự định hướng học tập; 3) Thang đo nhận thức học tập tự định hướng; 4) Thang đo kĩ năng học tập tự định hướng; 5) Thang đo tự đánh giá về học tập tự định hướng. Trong số các thang đo này, nổi bật nhất là thang đo mức độ sẵn sàng học tập tự định hướng của Guglielmino (1977) và bản phát triển bởi các tác giả Fisher và cộng sự (2001). Thang đo này dự đoán mức độ mà người học tự đánh giá các kĩ năng và thái độ liên quan đến việc học tập tự định hướng, được đánh giá là thích hợp cho bậc đại học và những người đã hoàn thành trung học. Bên cạnh đó, thang đo cũng có thể đo được mối quan hệ giữa học tập tự định hướng và các biến số khác, đồng thời có thể đánh giá nhận thức của người học về sự sẵn sàng học tập tự định hướng. Trên cơ sở kết quả phân tích, một số gợi ý về đo lường và đánh giá học tập tự định hướng trong bối cảnh Việt Nam cũng được đề cập trong bài viết này. Các kết quả nghiên cứu được kì vọng sẽ góp phần bổ sung vào cơ sở lí luận đo lường, đánh giá về học tập tự định hướng của Việt Nam.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 596
Bài viết trình bài kết quả khảo sát mối quan hệ giữa các thành tố trong hoạt động phối hợp giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh trên 167 cán bộ quản lí và giáo viên các trường trung học cơ sở ở thành phố Thủ Đức. Mục đích của nghiên cứu là xác định mức độ tương quan giữa các thành tố trong phối hợp giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở. Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng. Kết quả cho thấy, các thành tố: Lập kế hoạch phối hợp, Tổ chức phối hợp, Chỉ đạo phối hợp, Kiểm tra - Đánh giá việc phối hợp, Mục tiêu phối hợp, Nội dung phối hợp, phương thức phối hợp, Điều kiện hỗ trợ phối hợp, có mối tương quan dương cao với nhau trong hoạt động phối hợp giáo dục đạo đức học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung học cơ sở
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 444
Đánh giá qua hồ sơ học tập là một phương pháp đánh giá cho phép học sinh được tham gia tích cực vào toàn bộ quá trình đánh giá, phát huy khả năng tự đánh giá trong các hoạt động học tập. Tiến trình đánh giá theo phương pháp này bao gồm hai giai đoạn là xây dựng và đánh giá, trong đó xây dựng hồ sơ học tập được xem là giai đoạn trọng tâm. Bài viết làm rõ quy trình xây dựng hồ sơ học tập sử dụng trong đánh giá học sinh tiểu học. Một minh họa cụ thể về việc xây dựng hồ sơ học tập để đánh giá sự tiến bộ của học sinh tiểu học cũng đã được thực hiện như là một mẫu tham khảo cho giáo viên tiểu học khi áp dụng phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập trong quá trình dạy học
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 690
Xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề tích hợp STEM (gọi tắt là chủ đề iSTEM) là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm, đặc biệt trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Tiêu chí nào cho một chủ đề iSTEM? Quy trình nào cho việc xây dựng chủ đề iSTEM trong dạy học đơn môn của Chương trình giáo dục trung học hiện hành và Chương trình Giáo dục Trung học phổ thông 2018 là các câu hỏi nghiên cứu của bài viết này. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các tiêu chí và quy trình đã có, tác giả đề xuất bộ tiêu chí nhận diện và đánh giá chủ đề iSTEM, quy trình xây dựng chủ đề iSTEM đáp ứng bộ tiêu chí đó.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 598
Hoạt động đào tạo giáo viên Âm nhạc cần tiếp cận định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Theo đó, cần chú trọng nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm của người học, đổi mới quản lí hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo hướng nâng cao năng lực tự học, tự rèn luyện của sinh viên nhằm đáp ứng theo chuẩn đầu ra ngành Âm nhạc. Bài viết xác định vai trò mới của người giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đồng thời nhận dạng những điểm yếu của sinh viên ngành Sư phạm Âm nhạc, làm cơ sở đề xuất định hướng đổi mới hoạt động đào tạo giáo viên ngành Âm nhạc ở Trường Đại học Đồng Tháp trong bối cảnh mới.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 577
Bắt đầu đi học là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của một đứa trẻ. Sự thành công của quá trình chuyển tiếp từ Mầm non lên Tiểu học phụ thuộc bởi nhiều yếu tố, trong đó gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ kĩ năng xã hội, tình cảm, tâm lí của trẻ, hình thành động lực học tập và các kĩ năng ban đầu của việc học trước khi trẻ vào lớp Một. Bài viết làm rõ các khái niệm then chốt, những yêu cầu về mức độ sẵn sàng vào lớp Một của trẻ 5 tuổi, vai trò của gia đình, các hoạt động và phương thức mà gia đình tham gia nhằm chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp Một để phụ huynh, nhà trường, giáo viên và cán bộ quản lí các cấp bậc Mầm non, Tiểu học nhận thức đúng hơn, đầy đủ hơn về vai trò của gia đình và nhà trường, giáo viên trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 592
Bài viết phân tích một số cơ sở xây dựng cấu trúc năng lực tạo lập văn bản thông tin cho sinh viên Sư phạm Ngữ văn. Đó là định nghĩa về năng lực tạo lập văn bản theo khuynh hướng tiếp cận quy trình và tiếp cận thể loại trong dạy học viết văn bản; quan niệm về cấu trúc của năng lực viết của các tổ chức giáo dục trên thế giới và ở Việt Nam; chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Ngữ văn… Dựa vào các cơ sở nói trên, bài viết xác định cấu trúc năng lực tạo lập văn bản thông tin cho sinh viên Sư phạm Ngữ văn gồm 6 thành tố. Dựa vào lí thuyết của ngôn ngữ học chức năng, tác giả đã mô tả 6 thành tố đó thành các chỉ số, sau đó cụ thể hoá các chỉ số thành các tiêu chí chất lượng. Việc phân tích cấu trúc của năng lực tạo lập văn bản thông tin theo từng thành phần như vậy có ý nghĩa quan trọng. Đó là những căn cứ để đánh giá năng lực viết văn bản thông tin cho sinh viên Sư phạm Ngữ văn, đồng thời cũng là căn cứ xác định chuẩn đầu ra cho sinh viên Sư phạm Ngữ văn.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 663
Giáo dục dựa vào bối cảnh là một cách tiếp cận có thể giúp người học học tập một cách có ý nghĩa thông qua sự kết nối giữa bài học với những trải nghiệm của người học gắn với thực tiễn cuộc sống thường ngày của họ - nơi mà các em chủ động áp dụng kiến thức của mình vào bối cảnh thực tế và giải quyết các vấn đề đích thực. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các nghiên cứu về cách tiếp cận này có xu hướng tập trung nhiều ở cấp học phổ thông vẫn còn thiếu vắng nghiên cứu và các bài viết về cách tiếp cận giáo dục này trong các hoạt động giáo dục ở bậc học mầm non. Dựa trên cơ sở tổng quan tư liệu, bài viết góp phần làm sáng rõ hơn việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ em mẫu giáo theo tiếp cận dựa vào bối cảnh địa phương. Từng thành tố trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình được hướng dẫn cách thực hiện theo tiếp cận dựa vào bối cảnh địa phương. Bài viết chỉ ra hướng vận dụng tiếp cận này trong các hoạt động giáo dục khác cho trẻ em lứa tuổi mầm non, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa triết lí mà các nhà lãnh đạo và nhà giáo dục trên toàn thế giới tin tưởng, đó là giáo dục cần dựa vào cuộc sống, giáo dục vì cuộc sống.