Phán xét của cộng đồng và ý định nghỉ học của sinh viên thuộc nhóm LGBT

Phán xét của cộng đồng và ý định nghỉ học của sinh viên thuộc nhóm LGBT

Bùi Hoàng Ngọc* ngocbh@hufi.edu.vn Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh 140 Lê Trọng Tấn, Tây Thạnh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Đặng Huy Hùng 2036205657@hufi.edu.vn Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh 140 Lê Trọng Tấn, Tây Thạnh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyễn Hữu Nam 2036205618@hufi.edu.vn Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh 140 Lê Trọng Tấn, Tây Thạnh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Dương Nguyễn Kiều Trinh 2036205662@hufi.edu.vn Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh 140 Lê Trọng Tấn, Tây Thạnh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Phan Tường Vy 2013213495@hufi.edu.vn Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh 140 Lê Trọng Tấn, Tây Thạnh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Chung Ngọc Bảo Châu 2013213135@hufi.edu.vn Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh 140 Lê Trọng Tấn, Tây Thạnh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Những cá nhân thuộc cộng đồng LGBT thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương với những đánh giá của cộng đồng so với các nhóm người khác. Nghiên cứu này nhằm khám phá tác động của cảm xúc tiêu cực trong học tập, môi trường học tập và tương tác xã hội đến ý định nghỉ học của sinh viên. Bên cạnh đó, bài viết cũng điều tra và thảo luận sâu về vai trò của “phán xét của cộng đồng” trong việc điều tiết ba tác động trên cho nhóm sinh viên thuộc cộng đồng LGBT. Bằng kĩ thuật ước lượng bình phương nhỏ nhất riêng phần cho 165 quan sát hợp lệ, những phát hiện chính của nghiên cứu là: 1/ Cảm xúc tiêu cực trong học tập có quan hệ cùng chiều với ý định nghỉ học, đồng thời phán xét của cộng đồng làm thúc đẩy mạnh mẽ ý định này; 2/ Môi trường học tập thiếu sự cảm thông và chia sẻ sẽ hun đúc ý định nghỉ học. Tuy nhiên, phán xét của cộng đồng là trung tính đối với tác động này; 3/ Tác động của tương tác xã hội đến ý định nghỉ học là không rõ ràng. Phát hiện của nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm giúp cơ sở giáo dục đại học, cộng đồng có những hành động và cách ứng xử phù hợp hơn với nhóm sinh viên thuộc cộng đồng LGBT.
Từ khóa: 
LGBT
ý định nghỉ học
cảm xúc tiêu cực trong học tập
tương tác xã hội
môi trường học tập.
Tham khảo: 

[1] Pekrun, R., Goetz, T., & Titz, W, (2002), Academic Emotions in Students’Self-Regulated Learning and Achievement: A Program of Qualitative and Quantitative Research, Educational Psychologist, 37, 91-106.

[2] Nguyễn Thị Minh Hằng, (2014), Ứng phó với cảm xúc tiêu cực của học sinh trung học cơ sở, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội: Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 30(4), tr.25-34.

[3] Bùi Hoàng Ngọc - Đỗ Văn Thắng - Lê Lương Hiếu, (2023), Ảnh hưởng của thương hiệu trường đại học đến cảm xúc tập và ý định chuyển đổi cơ sở đào tạo của sinh viên, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 19(1), tr.10-16

[4] Bilewicz M., Skrodzka M., Olko J., Lewińska T, (2021), The double-edged sword of identification, The divergent effects of identification on acculturation stress among Ukrainian immigrants in Poland, International Journal of Intercultural Relations, 83(1), 177–186.

[5] Burn S. M., Kadlec K., Rexer R, (2005), Effects of subtle heterosexism on gays, lesbians, and bisexuals, Journal of Homosexuality, 49(2), 23–38.

[6] Carnaghi A., Maass A., Fasoli F, (2011), Enhancing masculinity by slandering homosexuals: The role of homophobic epithets in heterosexual gender identity, Personality and Social Psychology Bulletin, 37(12), 1655–1665.

[7] Crawford J. R., Henry J. D, (2004), The positive and negative affect schedule (PANAS): Construct validity, measurement properties and normative data in a large non-clinical sample, British Journal of Clinical Psychology, 43(3), 245–265.

[8] Lewis R. J., Derlega V. J., Berndt A., Morris L. M., Rose S, (2002), An empirical analysis of stressors for gay men and lesbians, Journal of Homosexuality, 42(1), 63–88.

[9] Watson D., Clark L. A., Tellegen A, (1988), Development and validation of brief measures of positive and negative affect: The PANAS scales, Journal of Personality and Social Psychology, 54(6), 1063–1070.

[10] Klem, A.M., & Connel, J.P, (2004), Relationships Matter: Linking Teacher Support to Student Engagement and Achievement, Journal of School Health, 74(7), 262- 273.

[11] Li, H.J., & Prevatt, F, (2008), Fears and Related Anxieties in Chinese High School Students, School Psychology, 29(1), 89-104.

[12] Dahir, Carol., & Stone, Carolyn. B, (2009), School Counselor Accountability: The Path to Social Justice and Systemic Change, Journal of Counseling & Development, 87(1), 12-20.

[13] Wypych M., Bilewicz M, (2022), Psychological toll of hate speech: The role of acculturation stress in the effects of exposure to ethnic slurs on mental health among Ukrainian immigrants in Poland, Cultural Diversity and Ethnic Minority Psychology, 29(3) 1–10.

[14] Tajfel H., Turner J.C, (1986), The social identity theory of intergroup behavior, In Worchel S., S.Austin W. G. (Eds.), Psychology of intergroup relations (pp. 7–24), Hall Publishers

[15] Hair,J.F., Jeffrey, J.R., Sarstedt, M., & Ringle, C.M, (2014), Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM): An Emerging Tool in Business Research, European Business Review, 26, 106-121.

[16] Villavicencio, F. T - Bernardo, A. B. I, (2013), Negative Emotions Moderate the Relationship Between SelfEfficacy and Achievement of Filipino Students, Psychology Studies, 58(3), p.225-232.

[17] Datu, J.A.D, (2018), Everyday discrimination, negative emotions, and academic achievement in Filipino secondary school students: Cross-sectional and cross-lagged panel investigations, Journal of School Psychology, 68, 195-205.

Bài viết cùng số