Danh sách bài viết

Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 882

Nhóm trẻ rối loạn phát triển luôn gặp nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc và giáo dục bởi ngoài những khó khăn đặc thù về khiếm khuyết, các em còn luôn kèm theo các vấn đề liên quan đến các rối loạn khác liên quan đến các vấn đề về hành vi, giấc ngủ... Những người chăm sóc và cha mẹ của các trẻ này cũng vì thế mà luôn phải đối mặt với những vấn đề thường xuyên đó của các em và những điều này khiến người chăm sóc luôn gặp những rắc rối về tâm lí, ảnh hưởng đến chính bản thân họ và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng can thiệp tới trẻ. Do vậy, chương trình can thiệp muốn hiệu quả không chỉ nhằm tập trung hỗ trợ can thiệp trực tiếp tới trẻ rối loạn phát triển mà cần thiết phải có các biện pháp hỗ trợ tâm lí cha mẹ phù hợp, giúp cha mẹ có sức khỏe tâm thần khoẻ mạnh, từ đó góp phần hỗ trợ nâng cao chất lượng can thiệp tới các trẻ rối loạn phát triển. Bài viết tổng hợp kết quả nghiên cứu khảo sát trên 79 cha mẹ trẻ rối loạn phát triển để có cơ sở đề xuất một số chiến lược hỗ trợ tâm lí cho cha mẹ trong quá trình can thiệp trẻ rối loạn phát triển.

Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 963

Chuẩn đánh giá kết quả học tập đóng vai trò then chốt trong việc định hướng các hoạt động dạy và học, là nền tảng, công cụ cơ bản của các cơ quan quản lí giáo dục các cấp nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục. Cho đến thời điểm này, ở Việt Nam, khi Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã được triển khai nhưng vẫn chưa xác định được chuẩn đánh giá các biểu hiện về năng lực và phẩm chất trong các môn học và hoạt động giáo dục đối với mỗi lớp, cấp học, trong đó có môn Địa lí. Do vậy, để có được cơ sở khoa học cho việc xây dựng Chuẩn đánh giá môn Địa lí ở Việt Nam, nghiên cứu này tiến hành tổng quan các công trình phù hợp cho việc so sánh, phân tích. Bài viết xem xét khung chuẩn đánh giá môn Địa lí của ba nước: Hoa Kì, Canada và Úc, từ đó đưa ra một số khuyến nghị trong việc xây dựng chuẩn đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong môn Địa lí ở nhà trường phổ thông ở Việt Nam.

Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 910

Trong chạy cự li trung bình (1500m), sức bền chuyên môn là yếu tố quan trọng, quyết định đến thành tích chạy 1500m. Bởi vì, trong nội dung này người tập phải chịu sự mệt mỏi, căng thẳng của thần kinh do lượng a-xít lactic trong máu tăng... đặc biệt là ở cuối cự li. Do đó, sức bền chuyên môn tốt thì khả năng chống chịu lại mệt mỏi sẽ tốt. Mặt khác, năng lượng cung cấp cho chạy 1500m ở cả hai hệ ưa khí và yếm khí. Vì thế, quá trình huấn luyện đòi hỏi giáo viên - huấn luyện viên phải sử dụng đa dạng các loại bài tập và chiến thuật thi đấu khác nhau, trong đó việc phát triển sức bền chuyên môn là yếu tố quan trọng không thể thiếu. Kết quả nghiên cứu là cơ sở dữ liệu quan trọng trong giảng dạy và huấn luyện chạy 1500m cho các trường trung học phổ thông.

Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 643

Cơ sở vật chất trong các cơ sở giáo dục mầm non là một trong các điều kiện để thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non. Đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, việc xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập là một việc làm quan trọng và cần thiết. Tiêu chuẩn cơ sở vật chất là các quy định về diện tích đất/diện tích phòng/nhóm và quy cách đối với các cơ sở vật chất khác nhau trong khuôn viên và các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu bên trong các phòng/lớp của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập đó đảm bảo điều kiện cho việc vận hành cơ sở giáo dục mầm non độc lập, nhằm thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo Chương trình Giáo dục mầm non. Bài viết sử dụng phương pháp hồi cứu tư liệu và phương pháp nghiên cứu lí luận nhằm đề xuất quy trình xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất từ việc phân tích bối cảnh của việc xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; Biên soạn dự thảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất; Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn; Thẩm định tiêu chuẩn tiêu chuẩn; Công bố tiêu chuẩn; Xuất bản và phát hành tiêu chuẩn cơ sở vật chất cho các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 938

Hệ thống lí luận và thực tiễn về dạy học theo tiếp cận năng lực đã khẳng định rằng, đây là hướng tiếp cận có thể bảo đảm cho giáo dục đại học nói chung, giáo dục đại học trong quân đội nói riêng đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy sự phát triển của xã hội, quân đội. Bài viết trình bày thực trạng dạy học môn Giáo dục học quân sự ở 5 trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực, gồm: nhận thức về sự phù hợp của dạy học môn Giáo dục học quân sự theo tiếp cận năng lực; thiết kế bài học theo tiếp cận năng lực; sử dụng phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực và kết quả hình thành năng lực sư phạm quân sự cho học viên thông qua dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội. Qua phân tích thực trạng, bài viết sử dụng kiểm định Independent Sample T-test để đánh giá sự khác biệt giữa ý kiến của cán bộ quản lí, giảng viên và học viên về các nội dung khảo sát.

Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 699

Bài viết tập trung vào việc nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên tiếng Anh tại Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài viết là khảo sát trực tiếp 200 sinh viên tại trường. Kết quả của nghiên cứu được phân tích và tổng hợp để đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên tiếng Anh tại trường. Kết quả này cung cấp thông tin quan trọng về những điểm mạnh và điểm yếu của giảng viên tiếng Anh, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao sự hài lòng và hiệu quả học tập của sinh viên.

Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,613
Ngày nay, với sự chuyển mình một cách mạnh mẽ của tất cả các thành phần từ kinh tế cho đến khoa học, xã hội thì lĩnh vực giáo dục cũng có những thay đổi hết sức đáng kể. Thay vì tập trung vào dạy học cho học sinh những kiến thức mang tính lí thuyết, hàn lâm kinh viện như trước đây thì ngày nay việc dạy học tập trung vào phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán 2018, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán là một trong năm năng lực thành phần của năng lực Toán học cần được hình thành và phát triển cho học sinh. Ở cấp Trung học phổ thông, nội dung biểu diễn miền nghiệm hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn là nội dung được chú trọng. Nội dung này thể hiện tiềm năng phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán (phần mềm GeoGebra). Trong bài viết này, nhóm tác giả đưa ra các quan điểm về năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán, các biểu hiện cũng như quy trình dạy học bồi dưỡng năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học Toán (phần mềm GeoGebra) thông qua dạy học biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn cũng như ví dụ minh họa cho dạy học theo quy trình này
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 748
Giáo dục đạo đức sinh thái là một phương thức hiệu quả để hỗ trợ người học trở thành công dân trong một thế giới đòi hỏi kiến thức, kĩ năng giải quyết vấn đề, năng lực và sự quan tâm đến các vấn đề môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế, có những trở ngại khiến giáo dục đạo đức sinh thái chưa đạt được kết quả như kì vọng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và phỏng vấn sâu với các giáo viên trực tiếp dạy học. Kết quả cho thấy góc nhìn và cách thức tổ chức của giáo viên còn chung chung, chủ yếu là giáo dục đạo đức sinh thái với hình thức liên hệ, lồng ghép trong môn. Xuất phát từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức sinh thái cho học sinh trong các môn học và hoạt động giáo dục tại các nhà trường.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 575
Thực tiễn tập luyện và thi đấu môn Taekwondo đã chứng minh rằng, dù có kĩ thuật, sức mạnh tốt nhưng nếu vận động viên không có thế mạnh về tốc độ thì các đòn đánh sẽ không đạt hiệu quả cao, không có điều kiện kết thúc hiệp đấu với những đòn đánh mạnh, đòn “hạ gục”. Trong Taekwondo, chủ yếu sử dụng các đòn chân như: đòn chẻ, vòng cầu, tống trước, tống sau… Đây là những đòn mang lại hiệu quả cao trong thi đấu. Trên cơ sở lí luận, thực tiễn và bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy trong thể thao, bài viết đã lựa chọn một số bài tập bổ trợ để phát triển sức mạnh và tốc độ của quả đá tống trước cho đội tuyển Taekwondo nam Trường Trung học phổ thông Yên Lạc 2 - Vĩnh Phúc, qua đó góp phần nâng cao thành tích Taekwondo của đội tuyển nhà trường.