Giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng văn hóa, con người Việt Nam góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới hiện nay

Giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng văn hóa, con người Việt Nam góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới hiện nay

Nguyễn Thị Quế Anh nguyenqueanh1969@gmail.com Học viện Chính trị khu vực I Số 15 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Trong thế kỉ XXI, văn hóa quyết định sức mạnh quyền lực mềm và vị thế của quốc gia, dân tộc. Văn hóa hiển thị trong mọi hoạt động của con người và xã hội. Với vai trò, chức năng, quy luật tiếp biến, kế thừa, phát triển riêng, văn hóa tác động đến giáo dục hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh con người, đến bản sắc, cốt cách, bản lĩnh dân tộc. Vì thế, giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng “giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” là một nhiệm vụ quan trọng; là đích đến mục tiêu giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng hoàn thiện văn hoá, con người Việt Nam để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Bài viết muốn lan toả nội dung giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng hoàn thiện văn hoá, con người Việt Nam hiện nay tới mọi giai tầng trong xã hội, đặc biệt lan toả và cộng hưởng trong hệ thống giáo dục nước nhà mọi cấp học trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay. Tác giả cho rằng, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng văn hóa, con người Việt Nam là động lực chính thúc đẩy việc hoàn thiện nhanh và sớm hệ văn hoá dân tộc, hệ văn hoá, con người, quốc gia Việt Nam.
Từ khóa: 
Giáo dục
Đào tạo
bồi dưỡng văn hóa
con người Việt Nam
Giá trị
động lực
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
hoàn thiện hệ văn hoá con người Việt Nam.
Tham khảo: 

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, (2021), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật.

[2] Hoàng Phê (chủ biên), (2012), Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách Khoa.

[3] Quốc hội, (14/6/2019), Luật Giáo dục số 43/2019/ QH14, hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

[4] Hồ Chí Minh, (2011), Toàn tập, tập 13, NXB Chính trị Quốc gia

[5] Nguyễn Thị Quế Anh, (5/2016), Về công nghiệp văn hóa Việt Nam, Tạp chí Lí luận Chính trị.

[6] Phạm Văn Đồng, (1994), Văn hóa và đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia.

Bài viết cùng số