Ứng phó với đại dịch COVID-19 trong lĩnh vực giáo dục: Kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Ứng phó với đại dịch COVID-19 trong lĩnh vực giáo dục: Kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Phạm Thu Phương* phuongpt@vnu.edu.vn Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Trần Thị Lan Hương lanhuongviames@yahoo.com Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
Vĩnh Bảo Ngọc ngocvb@vnu.edu.vn Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Virus Corona (COVID-19) lần đầu tiên được phát hiện tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đặt ra những thách thức với tất cả các quốc gia trên thế giới trong những điều kiện chưa từng có tiền lệ. Đại dịch đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Mỗi quốc gia có những chiến lược ứng phó khác nhau đối với dịch bệnh và tiếp tục duy trì, điều chỉnh hoặc đề xuất mới chính sách kinh tế, xã hội trong ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo các mục tiêu phục hồi sau đại dịch. Bài viết tập trung nghiên cứu và hệ thống lại những biện pháp, chính sách ứng phó của các quốc gia đối với đại dịch trong lĩnh vực giáo dục, đánh giá kinh nghiệm quốc tế gắn với những vấn đề đặt ra cho giáo dục Việt Nam. Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc phát triển giáo dục sau đại dịch.
Từ khóa: 
Covid-19
Giáo dục
Chính sách
Kinh nghiệm
Việt Nam.
Tham khảo: 

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (29/3/2022), Kế hoạch số 353/ KH-BGDĐT Kế hoạch tổng thể của ngành Giáo dục thích ứng với tình hình dịch COVID-19, bảo đảm tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (18/4/2023), Công văn số 1687/BGDĐT-GDTC về Tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học

[3] Krishnamurthy, S, (2020), The future of business education: A commentary in the shadow of the COVID-19 pandemic, https://doi.org/10.1016/j.jbusres. 2020.05.034.

[4] Baber, H, (2021), Social Interaction and Effectiveness of the Online Learning - A Moderating Role of Maintaining Social Distance during the Pandemic COVID-19, https://doi.org/10.1108/AEDS-09-2020- 0209

[5] S. Chauhan, S. G, (2022), Examining continuance intention in business schools with digital classroom methods during COVID-19: a comparative study of India and Italy, https://doi.org/10.1080/014492 9X.2021.1892191.

[6] David Máté Hargitai, F. P, (2021), Integrating Business Students’ E-Learning Preferences into Knowledge Management of Universities after the COVID-19 Pandemic, DOI:10.3390/su13052478.

[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo cáo Tổng kết các năm 2019, 2020, 2021, 2022, 2023.

[8] Báo cáo tổng hợp của các Vụ, cơ sở, địa phương về rà soát tác động của đại dịch COVID-19 (2020, 2021)

[9] Ritika Mahajan, W. M, (2020), COVID-19 and management education: From pandemic to endemic.

Bài viết cùng số