Danh sách bài viết

Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 622
Giáo dục giá trị cho học sinh phổ thông là nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo nền tảng căn bản của nhân cách và làm “kim chỉ nam” cho mọi hành động của các em. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và đặc biệt là khi xã hội đang có những dấu hiệu xuống cấp về văn hóa và đạo đức, vấn đề mấu chốt trước tiên là phải xác định được hệ giá trị (nhân cách) cốt lõi cần hình thành ở học sinh, từ đó xây dựng nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp. Bài viết tập trung phân tích và đưa ra một số luận điểm căn bản giúp trả lời câu hỏi: Những giá trị nào là cốt lõi cần hình thành ở học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế?
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 940
Toán học là khoa học xuất phát từ thực tiễn và là công cụ để giải quyết thực tiễn. Bản chất của dạy học Toán ở trường phổ thông là hướng học sinh vào luyện tập các hoạt động nhận thức các đối tượng toán học, nắm được các thuộc tính bản chất của đối tượng. Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán mới đã dành thời lượng phù hợp để giáo viên tiến hành các hoạt động thực hành và trải nghiệm cho học sinh, thông qua nội dung dạy học toán hoặc các chuyên đề học tập, nhằm giúp học sinh hiểu sâu hơn vai trò và những ứng dụng của Toán học trong thực tiễn. Hoạt động học tập của học sinh trong chương trình mới này chú trọng đến các hoạt động luyện tập, khám phá vấn đề, ứng dụng những điều đã biết, đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong cuộc sống. Bài báo bàn về các hoạt động nhận thức của học sinh gắn với tình huống thực tiễn trong dạy học Toán cũng như quy trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh thông qua các tình huống thực tiễn trong dạy học Toán ở trường phổ thông.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,404
Hoạt động trải nghiệm là một hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Tổ chức giảng dạy hướng tới kinh nghiệm hiện có và trải nghiệm thực tế của HS là phù hợp với mục tiêu dạy học phát triển năng lực. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí là một trong các năng lực đặc thù của bộ môn Vật lí. Bài viết tập trung vào việc phân tích các kĩ năng bộ phận của năng lực thành tố này ở HS trung học phổ thông với các biểu hiện hành vi cụ thể và xây dựng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm về chủ đề “Trái đất và Bầu trời” nhằm phát triển được năng lực thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 619
Bài viết giới thiệu việc sử dụng trò chơi dân gian kết hợp với việc phát triển từ vựng cho sinh viên trong hoạt động ngoại khóa nhằm mục đích giúp sinh viên có thể học và tăng cường vốn từ vựng của mình nhờ vào môi trường thân thiện, gần gũi, tự nhiên, từ đó đặt nền tảng cho việc nâng cao kĩ năng ngôn ngữ.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 686
Bài viết khái quát những khía cạnh lí luận cơ bản của thay đổi quản lí công về giáo dục và quản trị nhà trường phổ thông được nghiên cứu ở các nước trên thế giới. Trong đó, đề cập đến nội hàm, đặc trưng và ý nghĩa của vấn đề quản trị đối với tổ chức, các khía cạnh của quản trị nhà trường và các mô hình quản trị tiêu biểu trước khi đưa ra những nhận định cơ bản trong phần kết luận.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 684
Bài viết tập trung vào việc nghiên cứu xu thế xây dựng và sử dụng phòng học bộ môn ở một số quốc gia như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Phần Lan, Đức, Nga, Mĩ và thực trạng về xây dựng và sử dụng phòng học bộ môn ở Việt Nam.Trên cơ sở đó, bài viết đúc kết một số vấn đề đặt ra ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay như: Việc xây dựng, trang bị; Sắp xếp, bố trí bàn ghế trong phòng học bộ môn; Tổ chức hoạt động và tổ chức quản lí phòng học bộ môn. Bài viết là tài liệu tham khảo hữu ích đối với việc đề xuất xây dựng phòng học bộ môn ở trường phổ thông hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 558
Thuật ngữ “Siêu nhận thức” được sử dụng từ năm 1976, đề cập đến quá trình tư duy của một người và sự kiểm soát, điều chỉnh quá trình đó. Kĩ năng siêu nhận thức của mỗi học sinh rất cần thiết cho việc nâng cao kết quả học tập của họ. Nếu học sinh được rèn luyện các kĩ năng siêu nhận thức thì sẽ giúp họ tăng cường tính tự chủ, tìm tòi, phát hiện trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo đồng thời làm cho người học thích ứng với cuộc sống, biết áp dụng kiến thức và kĩ năng học được trong nhà trường vào cuộc sống thực tiễn. Do đó, cần xây dựng các biện pháp sư phạm phù hợp để rèn luyện các kĩ năng siêu nhận thức cần thiết này cho học sinh.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,331
Tự học là một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục và chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng y tế. Dạy học theo dự án dưới góc độ tự học thông qua quá trình tổ chức dạy học theo 3 bước: (1) Lập kế hoạch học tập dự án; (2) Thực hiện dự án; (3) Đánh giá dự án. Thông qua dạy học theo dự án giúp giáo viên định hướng vai trò tổ chức, hỗ trợ, đánh giá và khuyến khích sinh viên phát huy tính chủ động và sáng tạo trong học tập. Từ đó, hình thành và phát triển năng lực tự học cho sinh viên.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 617
Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non có những nét đặc trưng mà các bậc học khác không có. Tổ chức hoạt động giáo dục hướng đến phát triển toàn diện cho trẻ mâm non sẽ hình thành cho trẻ những kĩ năng sống tốt và kiến thức sơ đẳng để chuẩn bị cho trẻ vào học tập ở trường phổ thông sau này. Bài viết đề cập đến nội dung dạy học “lấy trẻ làm trung tâm”, dạy học theo hướng tích hợp và các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng đến phát triển toàn diện cho trẻ.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,544
Hoạt động trải nghiệm có vai trò quan trọng trong trường trung học phổ thông, góp phần hình thành nhân cách toàn diện của học sinh. Thông qua hoạt động trải nghiệm có thể chuyển hóa kiến thức, kĩ năng thành phẩm chất, năng lực của học sinh một cách tự nhiên.Trên cơ sở làm rõ các khái niệm cơ bản, đặc trưng của tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông, bài báo đề xuất 5 biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông: 1/ Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông; 2/ Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông; 3/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, đề xuất các ý tưởng về hoạt động trải nghiệm; 4/ Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông; 5/ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông.