Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 910
Công dân toàn cầu và giáo dục công dân toàn cầu là xu thế trên thế giới và tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển phải đi theo. Nhìn chung, mục tiêu của giáo dục công dân toàn cầu nhằm trang bị cho người học các giá trị, kĩ năng, thái độ và hành vi để trở thành công dân toàn cầu sáng tạo, đổi mới và cam kết với hòa bình, quyền con người và phát triển bền vững. Bài báo trình bày và phân tích các đặc trưng cơ bản của công dân toàn cầu, giáo dục công dân toàn cầu để xác định các yêu cầu cần đổi mới giáo dục, làm tiền đề phân tích các cơ hội (chia sẻ kiến thức, kĩ năng và trí tuệ; phát triển các giá trị hợp tác tích cực; phát triển đa văn hóa…), thách thức và định hướng giải pháp (về triết lí, tầm nhìn, sứ mạng giáo dục; chương trình và tổ chức giáo dục; năng lực nhà giáo; giá trị và trách nhiệm của các bên liên quan; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông; phương pháp dạy học; tham dự của người học, hệ thống đánh giá…) để phát triển công dân toàn cầu và giáo dục công dân toàn cầu tại các quốc gia đang phát triển
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 572
Đạo đức, lối sống là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định chất lượng của đội ngũ cán bộ Đoàn trong các trường đại học - môi trường cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao. Quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ này là điều rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên. Bài viết góp phần làm rõ vai trò, thực trạng đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ Đoàn trong các trường đại học hiện nay
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 594
Dạy học Công nghệ theo định hướng năng lực là một hướng nghiên cứu và thực hiện phù hợp với mục tiêu, đặc điểm môn học, đáp ứng các yêu cầu đối với nhà trường phổ thông hiện nay. Phát triển năng lực kĩ thuật cho học sinh phổ thông có nhiều con đường, nhiều cách nhưng tốt nhất và hiệu quả nhất là thông qua dạy học môn Công nghệ. Các biện pháp phát triển năng lực kĩ thuật gồm: Năng lực nhận thức, năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,269
Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm từ các cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp và thị trường lao động.Tuy nhiên, vai trò đào tạo nguồn nhân lực của các cơ sở giáo dục đại học hiện nay đang gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh mới - cơ chế tự chủ đại học. Bài viết đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở những kết quả đã đạt được cũng như những khó khăn, thách thức trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực tại nhà trường.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 617
Phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở là định hướng phân bổ tỉ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở hướng đi vào các luồng để tiếp tục học tập theo các chương trình giáo dục khác nhau hoặc tham gia thị trường lao động; Tùy thuộc vào năng lực, sở trường, nguyện vọng và đặc điểm tâm sinh lí của bản thân học sinh và nhu cầu nhân lực của nền kinh tế, tạo cơ hội được học tập suốt đời cho mọi người, hướng tới xây dựng xã hội học tập. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở gặp nhiều khó khăn, không đạt được mục tiêu đặt ra do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Để thực hiện thành công phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở, trước hết đòi hỏi phải thay đổi nhận thức của cộng đồng, xã hội, của mọi người dân, của chính bản thân học sinh và phụ huynh học sinh về nghề nghiệp và giáo dục nghề nghiệp; Có chính sách, giải pháp can thiệp và điều tiết của nhà nước, các giải pháp trực tiếp của các trường, doanh nghiệp; Đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của ngành Giáo dục và Đào tạo và Lao động, Thương binh và Xã hội, mà của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương và của toàn xã hội.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 883
Bài viết mô tả về việc thiết kế và sử dụng tình huống tích hợp trong dạy học nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên sư phạm kĩ thuật. Tình huống tích hợp là tình huống đòi hỏi sinh viên vận dụng phối hợp các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm khác nhau để giải quyết nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể.Thiết kế những tình huống tích hợp có chất lượng và sử dụng những tình huống đó một cách hợp lí trong dạy học nghiệp vụ sư phạm có vai trò quan trọng trong phát triển năng lực nghề cho sinh viên sư phạm kĩ thuật.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,122
Khi đánh giá câu hỏi và đề thi theo lí thuyết khảo thí cổ điển, người thực hiện thường dùng phần mềm để phân tích các đại lượng đánh giá điểm thi như điểm trung bình, trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn và các đại lượng đánh giá câu hỏi, đề thi như độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy, hệ số tương quan (Point-biserial). Bài viết trình bày ý nghĩa của một số đại lượng đo lường cơ bản trong lí thuyết khảo thí cổ điển, phân tích bài làm trắc nghiệm khách quan bằng phương pháp sử dụng công thức với sự hỗ trợ của phần mềm Excel và so sánh kết quả thu được với kết quả tính toán bằng phần mềm phân tích miễn phí IATA. Từ đó, có những kết luận về căn cứ tính toán và độ chính xác của phần mềm IATA
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 634
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về tự học. Suốt hành trình bôn ba ở nước ngoài từ năm 1911, qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân và thông qua những trải nghiệm thực tiễn, đặc biệt là sau khi đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V. I. Lênin (giữa năm 1920), Người đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Cùng với vai trò hết sức quan trọng trong việc chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cho Cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX, trong lĩnh vực Giáo dục, triết lí giáo dục được Người đúc kết trong những năm tháng hoạt động của mình cách đây hơn nửa thế kỉ đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Với ý nghĩa đó, triết lí giáo dục ấy của Người đã được Đảng và Nhà nước ta học tập trong việc xây dựng Chương trình Giáo dục phổ thông mới hiện nay. Đó là triết lí học đi đôi với hành, lí luận luôn gắn với thực tiễn.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 872
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với trí tuệ nhân tạo và các công nghệ xuyên ngành Kĩ thuật số - Vật lí học - Sinh học có quy mô tác động và tốc độ phát triển theo cấp số lũy thừa, có thể làm thay đổi cách thức con người sống, làm việc và điều hành xã hội. Sự thay đổi này đã và đang đặt ra những thách thức mới đối với quá trình đào tạo nguồn nhân lực trong các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam. Bên cạnh trang bị kiến thức, kĩ năng chuyên môn và thái độ làm việc khoa học, hợp tác, trách nhiệm, việc chú trọng bồi dưỡng kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên sẽ giúp người học biến quá trình được đào tạo thành quá trình tự đào tạo và học tập suốt đời. Bài viết trình bày khái quát một số vấn đề lí luận về kĩ năng tự học của sinh viên và kết quả nghiên cứu kĩ năng tự học của sinh viên năm thứ nhất, ngành Kĩ thuật phần mềm tại Trường Đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, bài viết cũng đề xuất một số biện pháp nâng cao kĩ năng tự học cho sinh viên năm thứ nhất, ngành Kĩ thuật phần mềm tại Trường Đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 888
Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam, trong những năm qua, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặt ra yêu cầu “Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học” như Nghị quyết 29/NQ-TW đã nêu, đáp ứng sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Với các cơ sở giáo dục và đào tạo của Việt Nam, việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu về nền tảng công nghệ số và chuyển đổi số cho mô hình giáo dục mới sẽ đem lại hiệu quả giáo dục cao, đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế trong giáo dục. Các chính sách chuyển đổi số cho trường học thông minh ở nhiều quốc gia đã có tác dụng thúc đẩy chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục. Giáo dục Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ các nước để bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách với nền tảng Công nghệ thông tin và những bước triển khai đầu tiên của Chính phủ điện tử, cũng là những viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho trường học thông minh ở Việt Nam, từng bước đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận thế giới