Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,544
Hoạt động trải nghiệm có vai trò quan trọng trong trường trung học phổ thông, góp phần hình thành nhân cách toàn diện của học sinh. Thông qua hoạt động trải nghiệm có thể chuyển hóa kiến thức, kĩ năng thành phẩm chất, năng lực của học sinh một cách tự nhiên.Trên cơ sở làm rõ các khái niệm cơ bản, đặc trưng của tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông, bài báo đề xuất 5 biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông: 1/ Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông; 2/ Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông; 3/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, đề xuất các ý tưởng về hoạt động trải nghiệm; 4/ Đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông; 5/ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học phổ thông.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 661
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực giúp người học thực hiện các hoạt động vận dụng kiến thức. Học sinh sử dụng các kĩ năng và thể hiện thái độ của họ một cách hiệu quả. Phát triển năng lực tính toán góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy hóa học là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục.Thông qua việc phân loại các loại bài tập và bài tập Hóa học của lớp 8, có thể phát triển năng lực tính toán cho học sinh ở trường trung học cơ sở.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,224
Sự ra đời của thuyết đa trí tuệ đã nhận được sự quan tâm của giới học thuật bởi vì nó đem lại một cái nhìn mới mẻ về quan niệm trí thông minh. Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu trong vận dụng thuyết đa trí tuệ vào việc thiết kế trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ 5 - 6 tuổi.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 605
Giáo dục truyền thống là nội dung giáo dục quan trọng mà bất cứ một quốc gia nào dù tiên tiến hay lạc hậu cũng đều chú trọng. Ở Việt Nam, giáo dục truyền thống dân tộc, gia đình và dòng họ luôn được quan tâm, tuy mức độ thực hiện đậm hay nhạt ở mỗi giai đoạn lịch sử có khác nhau. Xã hội Việt Nam đang ở giai đoạn giao thoa giữa truyền thống và hiện đại qua mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, cho nên giáo dục truyền thống đã trở thành một vấn đề xã hội, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà xã hội học, chính trị học, triết học, tâm lí học, giáo dục học… Bài viết nêu một hướng khai thác về giáo dục truyền thống ở góc độ giáo dục học, hi vọng gợi mở cho những nghiên cứu sâu hơn của giới học giả Việt Nam.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,173
Trên thế giới, đánh giá chất lượng giáo dục và sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ giáo dục đang nhận được nhiều sự quan tâm. Kết quả đánh giá các chỉ số này được vận dụng vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ giáo dục nhằm nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của các cơ sở giáo dục. Là một nước đông dân nhất thế giới, đang trong giai đoạn phát triển nhanh về kinh tế và xã hội, Trung Quốc có số lượng lớn các cơ sở giáo dục. Sự phát triển của các cơ sở giáo dục quốc tế và tư nhân hoạt động ở trong và ngoài đất nước đòi hỏi Chính phủ và các cơ sở giáo dục Trung Quốc phải chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục của mình thông qua việc đánh giá và vận dụng kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ giáo dục và sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ giáo dục. Nghiên cứu tổng quan về đánh giá chất lượng dịch vụ giáo dục và sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ giáo dục ở Trung Quốc sẽ đem lại những bài học kinh nghiệm cho hệ thống giáo dục Việt Nam.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 808
Chương trình Giáo dục phổ thông mới cho phép học sinh được tự chọn môn học và phân hóa hướng nghiệp sớm đối với cấp học Trung học phổ thông. Bài báo giúp nhà trường, giáo viên và học sinh hình dung được yêu cầu dạy và học tự chọn theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới, các phương án tự chọn môn học và một số định hướng chọn trường cho các tổ hợp môn.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 678
Nhóm nghiên cứu đặt ra một vấn đề có ý nghĩa khi thực hiện một trong những điều kiện để thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới về cơ sở vật chất, thiết bị trường học. Bài viết trình bày những vấn đề rất cơ bản trong việc xây dựng chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và quản lí cơ sở vật chất, thiết bị trường học dựa theo chuẩn, đó là đưa ra quan niệm thống nhất về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và quản lí cơ sở vật chất, thiết bị trường học dựa theo chuẩn. Nhóm tác giả trình bày những căn cứ để thực hiện công việc này, đồng thời chỉ ra phạm vi, yêu cầu và nguyên tắc của việc xây dựng chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và quản lí cơ sở vật chất, thiết bị trường học dựa theo chuẩn. Nhóm tác giả cũng chỉ rõ những nội dung của chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và khẳng định “Việc xây dựng chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và quản lí cơ sở vật chất, thiết bị trường học dựa theo chuẩn đánh dấu một bước phát triển mới của nhà trường và quản lí nhà trường ở bậc phổ thông hiện nay”.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,783
Trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục ở Việt Nam, chương trình phổ thông mới đã được ban hành, việc xây dựng chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh đóng vai trò rất quan trọng. Với lớp 9, yêu cầu về năng lực đọc hiểu của học sinh cao hơn so với những lớp trước đó. Do đó, chuẩn đánh giá cũng sẽ ở mức cao hơn. Trong bài viết này, trên cơ sở tìm hiểu các khái niệm có liên quan, tác giả chỉ ra các yêu cầu về đánh giá năng lực đọc hiểu đối với văn bản văn học và các loại văn bản khác. Các căn cứ để xác định chuẩn năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 9 và yêu cầu về đánh giá năng lực đọc hiểu, tác giả đề xuất chuẩn năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 9 và chuẩn năng lực đọc hiểu văn bản văn học và văn bản thông tin cho học sinh lớp 9. Những kết quả nghiên cứu này có thể được áp dụng trong nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn nói chung và Ngữ văn lớp 9 nói riêng.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 577
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Bài báo trình bày một số kết quả khảo sát thực trạng biểu hiện đạo đức nghề nghiệp qua nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên ngành Nông nghiệp tại một số cơ sở giáo dục đại học. Đây là căn cứ quan trọng làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo ngành Nông nghiệp.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 652
Trong xu thế “địa phương hóa chương trình đảm bảo phù hợp chương
trình giáo dục phù hợp với bối cảnh, điều kiện của địa phương” nhằm phát huy
tối đa hiệu quả của chương trình cũng như tận dụng điều kiện sẵn có của địa
phương, hướng tới mục tiêu thành công của người học trong nhà trường tại địa
phương đó. Bài viết tổng quan chung tình hình xây dựng nội dung giáo dục địa
phương tại một số quốc gia lân cận, nơi đang triển khai mạnh xu thế này và
tổng quan thực trạng triển khai nội dung này ở Việt Nam, từ đó đề xuất định
hướng xây dựng nội dung giáo dục địa phương theo Chương trình Giáo dục
phổ thông mới. Nhóm tác giả đưa ra một số ví dụ cụ thể cho việc lựa chọn nội
dung giáo dục địa phương sao cho phù hợp với bối cảnh của địa phương và
điều kiện triển khai của nhà trường.