Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 647
Rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên sư phạm là một trong những chức năng trọng tâm của công tác đào tạo giáo viên.Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải nghiên cứu ứng dụng các phương pháp rèn luyện kĩ năng dạy học tích cực, hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giảng dạy. Bài viết trình bày một nghiên cứu về rèn luyện kĩ năng dạy học của sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Các tác giả xác định rõ các vấn đề cơ bản về kĩ năng dạy học, lí thuyết về phương pháp dạy học vi mô, tình hình thực trạng rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên sư phạm cũng như các đề xuất để cải thiện chất lượng trong công tác đào tạo giáo viên/sinh viên sư phạm. Trên cơ sở đó, tác giả đã ứng dụng quy trình của phương pháp dạy học vi mô là một cách tiếp cận hiệu quả để rèn luyện một số kĩ năng dạy học chung cho 30 sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội đem lại kết quả rất khả quan.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,071
Bài báo trình bày về việc ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án để giảng dạy học phần “động cơ nhiệt” thuộc hệ cao đẳng, đại học kĩ thuật. Các kết quả thu được bước đầu cho thấy, phương pháp dạy học trên đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo và tạo hứng thú cho người học trong quá trình học tập. Phương pháp này cần được nghiên cứu, vận dụng nhiều hơn nữa trong thực tiễn dạy học trong các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 623
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu của thời đại ngày nay. Xu thế này đặt ra yêu cầu đối với phát triển nhân lực giáo dục đại học, đặc biệt là phát triển đội ngũ giảng viên. Bài viết thảo luận về phát triển đội ngũ giảng viên dạy ngoại ngữ ở Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới. Bài viết đã tổng quan những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục nói chung và phát triển đội ngũ giảng viên nói riêng, đồng thời tập trung phân tích thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên dạy ngoại ngữ, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ giảng viên dạy ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 680
Bài viết tìm hiểu nội hàm của khái niệm Triết lí giáo dục đại học của giáo dục thế giới từ xưa đến nay, đồng thời phân tích các triết lí giáo dục đại học theo hướng tiếp cận mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội của giáo dục đại học thế giới ngày nay. Trên cơ sở đó, phân tích các triết lí giáo dục đại học đã có và đang định hướng sự vận hành nền giáo dục đại học Việt Nam theo tiến trình lịch sử của nó.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,331
Bắt đầu bằng nhìn nhận bối cảnh toàn cầu hóa đang mở ra môi trường làm việc phi truyền thống đầy triển vọng, bài báo chỉ ra một số rào cản về năng lực hội nhập khiến thời cơ đó trở nên hạn hẹp với người học sư phạm. Thực trạng đó cho thấy, nhiệm vụ phát triển năng lực cạnh tranh quốc tế cho sinh viên còn bị bỏ ngỏ. Vì vậy, bài báo nhằm đánh giá tầm quan trọng của năng lực hội nhập đối với sinh viên các trường sư phạm. Đồng thời, thông qua nghiên cứu các chuẩn năng lực hội nhập uy tín trên thế giới, bài báo nhận diện và phân tích một số khuynh hướng tiếp cận chủ đạo trong xây dựng khung năng lực hội nhập, làm cơ sở đánh giá và rèn luyện năng lực hội nhập cho sinh viên. Với trọng tâm phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất và kĩ năng cạnh tranh, khung năng lực hội nhập được xem là khuôn thước phản ánh mức độ tiệm cận của sinh viên với hình mẫu “công dân toàn cầu”. Do đó, truyền cảm hứng và ưu tiên lồng ghép giáo dục năng lực hội nhập trong đào tạo sư phạm sẽ tạo ra bước đột phá, nâng tầm chất lượng đào tạo, đồng thời mở ra không gian phát triển rộng lớn hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 516
Chương trình Giáo dục phổ thông mới đặt ra những yêu cầu đổi mới thư viện trường học: Đổi mới cơ sở vật chất theo hướng tăng cường thiết bị và thay đổi cấu trúc loại sách và tài liệu; Đổi mới hoạt động ở thư viện theo hướng tạo không gian học tập mới để học sinh tự học có hướng dẫn và học theo sở trường. Để thực hiện đổi mới thư viện trường học, cần có sự tham gia của cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,826
Trong Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018, môn Khoa học tự nhiên là môn học tích hợp, được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học vật lí, hoá học, sinh học và khoa học Trái Đất. So với chương trình hiện hành, đây là một môn học mới với nhiều điểm mới trong cách tiếp cận và nội dung. Bài báo phân tích và so sánh một số nét cơ bản về thời lượng, nội dung, chuẩn kiến thức kĩ năng với yêu cầu cần đạt của chủ đề “Chất và sự biến đổi của chất” - Chương trình môn Khoa học tự nhiên với Chương trình môn Hoá học cấp Trung học cơ sở năm 2006. Qua đó, giúp người đọc có cái nhìn khái quát hơn, rõ ràng hơn về môn Khoa học tự nhiên nói chung, chủ đề “Chất và sự biến đổi của chất” nói riêng
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 798
Chương trình, sách giáo khoa môn Giáo dục công dân ở Pháp là một trong những môn học được coi trọng nhằm đào tạo thế hệ tương lai không chỉ có những năng lực cần thiết mà còn giúp các em hình thành tư duy phản biện, có ý thức về đạo đức, thấu hiểu, tôn trọng và chia sẻ các giá trị nhân văn như tình cảm gia đình, ý thức trách nhiệm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn sách giáo khoa cấp Tiểu học của Nhà Xuất bản Bordas (2017) để khảo sát, giới thiệu về nội dung, cấu trúc và các yếu tố lịch sử, văn hóa được thể hiện qua các bài học. Thông qua đó đưa ra những nhận xét, đề xuất cho việc xây dựng, thiết kế sách giáo khoa môn Đạo đức ở Việt Nam theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 654
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với trung tâm là sự phát triển bao gồm các hệ thống thực ảo (Cyber -Phisical Systems CPS) mạng lưới Internet kết nối vạn vật (Internet of things - IoT), điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo,... Tiếp cận nghiên cứu trên dưới sự tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với lĩnh vực giáo dục đại học, bài viết đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học hiện nay
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 558
Dạy học sinh cách học, cách nghĩ, cách làm tiến tới dạy học sinh biết cách tự học là một xu thế của giáo dục Việt Nam hiện nay. Dạy học theo hướng giúp học sinh tự học có hướng dẫn là hình thức dạy học đáp ứng được xu thế đó. Bài viết này trình bày một số kĩ năng nghề nghiệp cần chuẩn bị cho sinh viên Sư phạm Toán để dạy học Toán theo hướng giúp học sinh tự học có hướng dẫn.