Danh sách bài viết

Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 494
Các biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trong quá trình đào tạo có vai trò quyết định đối với chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học sư phạm. Do đó, các nhà trường, đặc biệt là mỗi giảng viên cần chú trọng xây dựng môi trường học tập theo hướng khuyến khích nhu cầu và tạo động lực nghiên cứu cho sinh viên; Áp dụng các chiến lược dạy học theo hướng nghiên cứu; Thiết kế quy trình dạy học theo hướng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học; Kết hợp dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục với tổ chức cho sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 265
Bài viết bàn về kiểm định tổ chức đánh giá kĩ năng nghề quốc gia.Tác giả đã thu thập thực trạng một số hoạt động kĩ năng nghề của hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kĩ năng nghề quốc gia, phân tích, đánh giá thực trạng này trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, tiếp cận lí thuyết về chuẩn hóa, kiểm định và các chức năng quản lí để đề xuất bộ tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định tổ chức đánh giá kĩ năng nghề quốc gia, đồng thời tác giả cũng đề xuất một số khuyến nghị đối với các cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền. Các đề xuất này được xem là một trong những giải pháp để thực hiện chuẩn hóa tổ chức đánh giá có tính khả thi, hiệu quả.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 372
Bài viết tập trung vào việc nghiên cứu xây dựng mô hình phòng học bộ môn Tin học ở trường trung học cơ sở bao gồm: Cấu trúc không gian và hạ tầng cơ sở với diện tích, số lượng phòng, cách bố trí về không gian, yêu cầu về cơ sở hạ tầng, sơ đồ phòng; Thiết bị Tin học với thiết bị phần cứng và phần mềm; Tổ chức hoạt động trong phòng với cách quản lí và hoạt động dạy - học trong phòng; Hướng dẫn thực hiện mô hình. Việc xây dựng mô hình được dựa trên các căn cứ, quy định, yêu cầu, mục tiêu, tình hình thực tế nhà trường trung học cơ sở nhằm đáp ứng tối đa Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 328
Động lực lao động nghề nghiệp của giảng viên đại học là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất lao động và hiệu quả công việc. Động lực lao động của giảng viên biểu hiện trong công việc nói chung, trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng các biểu hiện động lực lao động của đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sài Gòn. Kết quả khảo sát cho thấy, có 15 biểu hiện của động lực lao động, xuất hiện ở mức “Thỉnh thoảng” đến “Rất thường xuyên”, tập trung nhiều ở mức “Khá thường xuyên”. Giảng viên Trường Đại học Sài Gòn có động lực lao động trong hoạt động giảng dạy cao hơn trong nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao động lực lao động cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sài Gòn.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 286
Dự báo giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng, là cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển giáo dục của mỗi quốc gia. Một trong những nội dung của dự báo giáo dục là dự báo số lượng học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Bài viết trình bày kinh nghiệm của Hoa Kì về dự báo số lượng học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó tập trung vào phân tích phương pháp/mô hình dự báo. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến độ tin cậy của dự báo.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,192
Phát huy tính tích cực của học sinh là một trong những mục tiêu quan trọng mà nền giáo dục đang đặt ra. Để đạt được mục tiêu đó, cần đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên tạo cơ hội để người học tự do thám hiểm và khám phá những điều kì diệu xung quanh. Dạy học thông qua khám phá là một trong các phương pháp dạy học tích cực khuyến khích trẻ tự học dựa trên kiến thức và kinh nghiệm trong quá khứ sử dụng trí tưởng tượng và sáng tạo, kết hợp tìm kiếm thông tin mới để tìm ra sự thật và mối tương quan giữa chúng thông qua các hoạt động tìm tòi khám phá, qua đó rèn luyện tính cách tích cực cho bản thân.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,206
Bài viết đề cập đến vấn đề yêu cầu của việc dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức trong môn Ngữ văn. Trong bài viết, tác giả chỉ rõ: 1/ Đặc điểm của văn bản đa phương thức; 2/ Yêu cầu của việc dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức, trong đó cần đáp ứng các yêu cầu chung của dạy học đọc hiểu văn bản và đảm bảo các yêu cầu riêng của dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức. Để thực hiện tốt và hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông Ngữ văn mới, mỗi giáo viên cần nắm được đặc điểm và yêu cầu của việc dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 323
Bài tập Vật lí là một phần quan trọng đối với quá trình dạy học các môn khoa học tự nhiên nói chung và đối với bộ môn Vật lí nói riêng ở cấp phổ thông. Ngoài việc sử dụng các bài tập đã có ở sách giáo khoa và sách tham khảo thì việc sáng tạo ra các bài tập Vật lí mới là việc làm thường xuyên và rất quan trọng đối với mỗi giáo viên trong quá trình dạy học. Đặc biệt là trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh khá, giỏi rất cần những bài toán hay, đòi hỏi khả năng tư duy cao và vận dụng nhiều kiến thức tổng hợp… Qua nhiều năm được giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi, tác giả đã đúc rút kinh nghiệm và đã sáng tạo được nhiều bài toán Vật lí để phục vụ cho công việc giảng dạy và đã có rất nhiều bài toán được đăng trên chuyên mục ‘‘Đề ra kì này’’ ở các Tạp chí Toán học & Tuổi trẻ và Tạp chí Vật lí & Tuổi trẻ. Qua bài báo này, tác giả muốn được trao đổi một số kinh nghiệm với đồng nghiệp về vấn đề này.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 230
There is no argument amongst educators that a teacher’s feedback represents a significant contribution to a learner’s in-class learning outcomes. However, while the contribution of a teacher’s feedback is significant there are also challenges associated with the effectiveness of a teacher’s feedback. These challenges, the authors suggest, centre mainly on the effectiveness of the discourse between the teacher and the leaner. To possibly assist in addressing some of the challenges associated with the effectives of a teacher’s feedback this paper outlines that there needs to be an emphasis on Future Actionable Knowledge. Future Actionable Knowledge, the authors contend, is driven by Assessment To Learning, which highlights the use of interconnected formative assessment tasks within the teaching and learning space. By highlighting the use of interconnected formative assessment to drive Assessment To Learning, the authors believe, influences a teacher’s feedback to the learner by providing the leaner and the teacher with Future Actionable Knowledge, facilitated through Multi-Dimensional Discourse, via Feedback-Feedforward Learning, whereby, the teaching and learning activities associated with the learning space focus on value-adding to the in-class learning of the learner.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 177
Under the impact of the socialist-oriented market economy and international integration, more and more autonomy has been assigned to public higher education institutions to encourage their appropriate and effective use of resources to improve training quality. In reviewing the model of human resource management and knowledge management based on the corporate social responsibility (CSR) approach, this paper presents a model built for developing academic staff under the consideration of several factors including external factors, internal factors, the autonomy and social responsibilities of the University for outputs, stakeholders (university administration board, investors, human resources units, university members) and the quality management of higher education institutions.