Danh sách bài viết

Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 186
Besides the formal education mode, constant education mode plays an important role and function in meeting with needs of human resources to help decrease the gap of level of production and social life in Viet Nam compared with developing countries in the region and in the world, integrate Vietnamese education into regional and global education, which is developing continuously. To make sure of the above missions, aside from diversifying modes of training, constant education mode requires evaluating and understanding the roles, functions together with opportunities and challenges of this mode correctly to support and influence it positively. In the process of human resource training in the Mekong Delta during this time, it is undeniable to mention the role of Can Tho University, which makes a great effort to maintain and develop the effectiveness of constant education mode
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 180
In this article, the author describes the outline of experiential teaching and learning activities such as project-based learning, learning games and so on. Besides, this article also focuses on organizing mini project-based learning activities and learning games in the experiential teaching of System Thinking subject at Ho Chi Minh City University of Technology and Education. Combination of both qualitative (observation, interview, practical product-based research) and quantitave (rubrics) research methods were applied to identify gradually changes of the core competences (collaboration and problem-solving) of technical students through participating in the experiential learning activities. Some minor suggestions are made on organizing the experiential learning activities in cohesion with learning outcomes, teaching and learning activities as well as using assessment to improve the core competences of technical students
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 353
: Trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay, việc nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng với các dịch vụ giáo dục luôn được các nhà trường coi trọng. Nhà trường vẫn lúng túng trong việc đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. Do vậy, việc tìm kiếm một khung lí luận làm kim chỉ nam cho hoạt động xác định và đáp ứng sự hài lòng của khách hàng là cấp thiết ở nhà trường. Những năm gần đây, khung quản lí chất lượng tổng thể đã được áp dụng khá rộng rãi trong các trường học. Đây là một tiếp cận thực hành nhưng mang tính chiến lược để điều hành một tổ chức (nhà trường) nhằm tập trung vào nhu cầu của khách hàng. Bài viết giới thiệu về khung lí thuyết quản lí chất lượng tổng thể và hướng vận dụng khung lí thuyết này trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường học.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 651
Phương pháp dạy học vi mô là một trong những phương pháp dạy học tích cực, đưa người học tới vị trí trung tâm của quá trình dạy học. Dạy học vi mô cho phép sinh viên được thực hành từng kĩ năng riêng lẻ trong một bài học ngắn (trích đoạn bài học), trong một lớp học mini (vi mô), với sự quan sát ghi chép (ghi hình) và đóng góp ý kiến của các sinh viên khác trong nhóm và giảng viên. Phương pháp này rất thích hợp trong việc đào tạo ban đầu cho sinh viên Sư phạm nắm chắc từng kĩ năng riêng biệt, hình thành các năng lực bộ phận của nghề dạy học. Bài viết trình bày giải pháp “Vận dụng phương pháp dạy học vi mô trong việc rèn luyện kĩ năng dạy học cho sinh viên tại Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu”
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 370
Trên cơ sở làm rõ sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản trị trường đại học công lập Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, tác giả đề xuất 6 giải pháp để nâng cao hiệu quả quản trị trường đại học công lập Việt Nam, bao gồm: 1/ Phân quyền giữa đảng ủy, hội đồng trường và hiệu trưởng trường đại học công lập; 2/ Tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình và kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học công lập; 3/ Tạo động lực, thúc đẩy hoạt động của trường đại học công lập trên tất cả các lĩnh vực thông qua hệ thống chính sách thường xuyên được cải tiến; 4/ Hợp tác, chia sẻ trách nhiệm giữa trường đại học công lập với các bên liên quan; 5/ Tạo dựng, quảng bá và khai thác thương hiệu, giá trị cốt lõi của trường đại học công lập; 6/ Đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện hiệu quả hoạt động quản trị trường đại học công lập
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 365
Hiện nay, thế giới đang bước vào kỉ nguyên kinh tế tri thức đã, đang và sẽ tiếp tục tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Nó đòi hỏi các trường đại học cần phải có sự thay đổi để thích ứng những đòi hỏi của thời cuộc đặt ra, đặc biệt là nâng cao chất lượng dạy và học nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó, các môn Lí luận chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc xác lập nền tảng Lí luận chính trị cho sinh viên, góp phần đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, không chỉ giỏi và nhuần nhuyễn các kĩ năng chuyên môn mà còn vững vàng về bản lĩnh chính trị và từng bước hoàn thiện thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tích cực. Để làm được điều đó, không thể không kể đến việc nâng cao chất lượng dạy và học các môn Lí luận chính trị ở trường đại học. Bài viết tập trung làm rõ một số khái niệm và phân tích, đánh giá thực trạng trong công tác dạy, học các môn Lí luận chính trị và đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Lí luận chính trị ở trường đại học của nước ta hiện nay.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 354
Hệ thống đánh giá năng lực theo tiêu chuẩn quốc tế phải được quán triệt trong toàn thể các cán bộ, giáo viên, công nhân viên và sinh viên nhà trường. Hệ thống đánh giá năng lực đào tạo, huấn luyện Hàng hải nhất định phải có bộ phận chuyên trách dưới sự lãnh đạo trực tiếp của hiệu trưởng. Bộ phận này làm nhiệm vụ theo dõi việc triển khai hệ thống đánh giá, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các quy trình để từ đó đề ra các yêu cầu cải tiến. Định kì tổ chức tự đánh giá năng lực và chất lượng đào tạo, huấn luyện Hàng hải làm cơ sở để lãnh đạo nhà trường có những giải pháp phù hợp trong việc bố trí các nguồn lực sao cho hiệu quả hơn, nhằm từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện trong nhà trường. Bài viết đề cập đến các nội dung: Thực trạng hệ thống đánh giá năng lực đào tạo, huấn luyện Hàng hải hiện nay; Nguyên tắc đánh giá năng lực đào tạo, huấn luyện; Phương pháp đánh giá năng lực đào tạo, huấn luyện; Xây dựng hệ thống và một số kết luận về hệ thống đánh giá năng lực đào tạo, huấn luyện Hàng hải Việt Nam.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 508
Học tập trải nghiệm luôn được xem là cách tiếp cận hữu ích giúp người học giải quyết các vấn đề thực tiễn theo cách gắn lí luận với thực hành. Khái quát, bản chất của học tập trải nghiệm là tham gia của “Nhà trường - Gia đình - Cộng đồng”, đặc biệt là của người học vào chu trình “Trải nghiệm cụ thể - Phản ánh thông tin quan sát được - Phân tích củng cố kiến thức và/hay khái quát kiến thức mới - Vận dụng vào thực tiễn khác”. Học tập trải nghiệm chủ yếu chịu tác động của các nhân tố chính như: Phẩm chất, năng lực của người học, năng lực của nhà giáo, điều kiện về nguồn lực của cơ sở giáo dục cũng như tham gia ủng hộ, hỗ trợ của gia đình và cộng đồng… Vì vậy, để quản lí học tập trải nghiệm thành công, cần thực hiện quy trình “Lập kế hoạch - Lãnh đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch - Kiểm soát, đánh giá kết quả và phản hồi thông tin để cải tiến” để phát huy các nhân tố trên theo cách phát triển quan hệ đối tác tin cậy giữa cơ sở giáo dục và gia đình, cộng đồng nhằm tạo ra và thực hiện thành công các cơ hội học tập trải nghiệm đa dạng, phong phú, hữu ích cho người học.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 573
Phát triển văn hóa nhà trường là điều kiện tất yếu để nâng cao chất lượng về mặt vật chất lẫn tinh thần cho các thành viên trong nhà trường, phục vụ tốt nhất các hoạt động trong quá trình đào tạo, tạo môi trường học tập hiện đại, khẳng định thương hiệu, là nền tảng để hướng đến tự chủ đại học và định hướng hội nhập quốc tế trong thời đại chất lượng. Do vậy, phát triển văn hóa nhà trường đóng vai trò quan trọng và cần được thực hiện liên tục, phù hợp với chiến lược phát triển và tầm nhìn của nhà trường. Bài viết trình bày một số vấn đề liên quan đến phát triển văn hóa nhà trường trong Trường Đại học Sài Gòn, gồm: sự cần thiết phải phát triển văn hóa nhà trường, những biểu hiện tích cực, những biểu hiện tiêu cực, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển văn hóa nhà trường và các giá trị cốt lõi từ ý kiến đánh giá của giảng viên và sinh viên. Từ phân tích thực trạng các vấn đề trên, bài viết sử dụng kiểm định Independent Samples T-test (kiểm định 2 mẫu độc lập) để kiểm định sự khác biệt về ý kiến đánh giá giữa hai nhóm đối tượng khảo sát là giảng viên và sinh viên về các nội dung khảo sát.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 935
Tác phẩm nghệ thuật như một “Tảng băng trôi” là nguyên lí sáng tác do nhà văn E.Hemingway (Mĩ) đề ra. Theo nguyên lí này, nhiều tầng ý nghĩa của tác phẩm văn học sẽ được người đọc rút ra tùy theo thể nghiệm và cảm hứng trước hình tượng. Lối viết này đề cao sự sáng tạo của người đọc khi tiếp nhận tác phẩm. Bài viết đề xuất cách vận dụng nguyên lí “Tảng băng trôi” trong dạy học đọc hiểu tác phẩm “Muối của rừng” của Nguyễn Huy Thiệp - một tác phẩm mới đưa vào dạy học cho học sinh lớp 11 theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (2018) nhằm thấy được nhiều tầng ý nghĩa khác nhau của tác phẩm, từ đó góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, đặc biệt là khả năng đọc sáng tạo của học sinh