Danh sách bài viết

Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,042
Phòng, chống bạo lực học đường là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của hiệu trưởng trường phổ thông. Hiệu trưởng trường phổ thông quản lí hoạt động này bao gồm ba hoạt động cơ bản: quản lí hoạt động tuyên truyền, giáo dục phòng, chống bạo lực học đường; quản lí hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong nhà trường và quản lí hoạt động xử lí khi có nguy cơ xảy ra hoặc đã xảy ra bạo lực học đường. Quản lí của hiệu trưởng được thực hiện thông qua các chức năng quản lí (xây dựng kế hoạch, tổ chức bộ máy thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra). Để thực hiện tốt việc phòng, chống bạo lực học đường, hiệu trưởng cũng cần chú trọng quản lí các điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất và tài chính phục vụ hoạt động phòng, chống bạo lực học đường.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 369
Trong dạy học ngày nay, nhiều sinh viên vẫn còn học tập thụ động, chưa có thói quen tự học, tự nghiên cứu. Một số giảng viên dạy học theo phương pháp cũ nặng về truyền đạt một chiều, thiếu sự trao đổi qua lại với sinh viên, cũng như giữa các sinh viên với nhau. Vì vậy, vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học môn Lịch sử các học thuyết kinh tế cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Chính trị ở Trường Đại học Tây Bắc là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 414
Bài viết trình bày những đặc điểm, vai trò của tri thức và hệ thống tri thức trong đới sống xã hội hiện đại với sự phát triển của kinh tế tri thức, kinh tế số và xu hướng toàn cầu hóa. Phân loại tri thức và các dạng kết nối tri thức trong quá trình ứng dụng và phát triển tri thức. Đề xuất chu trình chuyển hóa tri thức, làm cơ sở cho các hoạt động tư duy - nhận thức và phát triển tri thức trong giáo dục và đào tạo
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 342
Global Citizenship Education (GCED) plays a critical role in training learners, including youths, to be critically literate, socially connected and concerned citizens. As well as the increasing international attention, GCED is also becoming a key point of focus in Vietnam educational context. The Vietnam National Institute of Educational Sciences (VNIES) has conducted a national research project in which approximately 2000 school students, over 200 teachers and 100 school managers were involved to fill in paper questionnaires and interviews regarding GCED in their school settings. The results sketch a general picture of knowledge, skills and attitudes of Vietnamese students in relation with GCED. Insights from this research open up suggestions for further studies and investigations into teaching, learning and managing activities in Vietnamese schools in order to better implement GCED in the national education system.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 241
As the world has become more digitally interconnected than ever before in the 21stcentury, the next generation is required to possess various sets of new skills to succeed in their works and lives. The purpose of the article is to present a dataset of socio-demographic, in-school, out-of-school factors as well as the eight domains of 21st-century skills of Vietnamese secondary school students. A total of 1183 observations from 30 secondary schools in both rural and urban areas of Vietnam are introduced in this dataset. The linear regression analysis was also utilized as an analysis example for this dataset. The insights generated from the dataset are hoped to contribute to skills-based education and policy planning in Vietnam.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 278
In the context of rapid and complex changes in the world, globalization and international integration has become an inevitable trend. The impact of the 4th industrial revolution has been changing the structure of education level of human resources, requiring workers to be regularly trained, updated with new knowledge and skills. The learning society becomes a new educational model. The paper analyzes the relationship between streaming and articulation in education with lifelong learning and learning society, thereby proposing some solutions to create opportunities for access to education and lifelong learning for all people appropriate to the individual’s capacity and the human resource development needs of the society
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 168
This article reflects a comparative analysis and assessment on structure of the education system of the countries, comparing structure of Vietnam national education system and ISCED 1997-2011(UNESCO), giving some basic orientation on Vietnam national education system appropriate to the International Standard Classification of Education (ISCED 2011) and the Vietnamese National Qualifications Framework (VQF).
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 318
Hội đồng trường được xem là một mắt xích quan trọng trong quản trị đại học, là một kênh giám sát quan trọng trong thực hiện quyền tự chủ của các trường đại học trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo hiện nay. Nhằm tiến tới tự chủ hoàn toàn các trường đại học công lập thì hoạt động của hội đồng trường trong các trường đại học công lập giữ một vai trò quan trọng.Tuy nhiên, đến nay mô hình hội đồng trường đại học công lập trong cơ chế tự chủ đại học vẫn còn những bất cập, hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ và vị thế của nó. Bài viết nêu lên một số thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện mô hình hội đồng trường đại học công lập trong cơ chế tự chủ đại học, vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về phương diện lí luận và thực tiễn hiện nay.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 577
Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy ở bậc Đại học, cao đẳng nói chung và ở từng môn học nói riêng đang là đòi hỏi cấp bách hiện nay để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực cho xã hội. Phương pháp dạy học bằng tình huống là một hướng tiếp cận của đổi mới phương pháp dạy học. Đặc trưng chung của các môn học lí luận chính trị thường mang tính khái quát hoá, trừu tượng hoá. Việc vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong giảng dạy các môn lí luận chính trị sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và khả năng nhận thức của sinh viên về các vấn đề lí luận chính trị
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 349
Đánh giá và phân loại giáo viên là một trong những nội dung quản lí của hiệu trưởng và quyết định đến hiệu quả công tác quản lí của hiệu trưởng. Bài viết tìm hiểu thực trạng công tác quản lí đánh giá và phân loại giáo viên của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre theo tiếp cận bốn chức năng trong quản lí. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 123 giáo viên và phỏng vấn 05/123 giáo viên cơ hữu đang công tác tại các trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lí, đánh giá và phân loại giáo viên của hiệu trưởng tại các trường này. Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiễn giúp ban lãnh đạo nhà trường ban hành các chính sách, kế hoạch đánh giá và phân loại giáo viên chính xác, khoa học và hợp lí.