Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,106
Dạy bài văn học sử như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất; làm sao cho học sinh hứng thú với giờ học văn học sử; làm thế nào để chuyển tải hết nội dung kiến thức trong bài văn học sử đến học sinh một cách nhẹ nhàng mà ấn tượng... là vấn đề đã và đang được quan tâm nghiên cứu bởi các nhà giáo dục, người làm chương trình cũng như của cả giáo viên, học sinh. Vì vậy, đề xuất “Những biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực trong dạy học văn học sử” là việc làm thiết thực, hướng đến góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhằm năng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn nói chung và giờ học văn học sử nói riêng.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 663
Kĩ năng nói tiếng Anh là một trong những kĩ năng ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng nhất, đặc biệt là trong môi trường giao tiếp. Mặc dù trong nhiều năm, việc dạy nói đã bị đánh giá thấp và giáo viên dạy tiếng Anh vẫn tiếp tục dạy nói như một sự lặp lại của cuộc tập trận hoặc ghi nhớ các cuộc đối thoại. Thế giới ngày nay đòi hỏi mục tiêu dạy nói phải cải thiện kĩ năng giao tiếp của sinh viên, bởi vì chỉ bằng cách đó, sinh viên có thể thể hiện bản thân và học cách tuân theo các quy tắc văn hóa và xã hội phù hợp trong từng hoàn cảnh giao tiếp. Tuy nhiên, kĩ năng nói của sinh viên nói chung và của sinh viên các khối ngành kĩ thuật và kinh tế của Trường Đại học Điện lực nói riêng và các trường đại học nói chung còn rất nhiều hạn chế. Để góp phần khắc phục những nhược điểm này, trong phạm vi bài báo, tác giả tìm hiểu thực trạng của việc giảng dạy của giảng viên, việc học tập kĩ năng nói tiếng Anh của sinh viên và đưa ra một số gợi ý về phương pháp dạy học kĩ năng nói nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh trong nhà trường.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,313
Bài viết giới thiệu mô hình giáo dục đại học của một số nước tiêu biểu ở ba châu lục: Bắc Mĩ, Châu Âu và Châu Á. Các loại hình đào tạo đại học, số lượng sinh viên đăng kí học đại học, các hình thức tuyển sinh đại học và các chính sách, kiểm định chất lượng của các trường đại học được trình bày và phân tích. Cuối cùng sẽ là một số nhận xét được rút ra làm bài học kinh nghiệm cho giáo dục đại học ở Việt Nam.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 576
Chất lượng yếu của giáo dục đại học nước ta là ở chỗ chưa đáp ứng được mục tiêu về nhân lực trình độ cao trước yêu cầu hiện nay về phát triển kinh tế-xã hội. Nguyên nhân chính là ở chỗ các cơ sở giáo dục đại học thiếu những liên kết cần thiết với môi trường xung quanh, bao gồm các cơ quan tuyển dụng, các viện nghiên cứu và các cơ sở giáo dục và đào tạo khác. Để khắc phục tình trạng này, cần tạo dựng một hệ thống kết nối tốt hơn trên cơ sở phát huy quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học. Luật Giáo dục Đại học 2012 thiết lập hành lang pháp lí cho việc tạo dựng một hệ thống như vậy. Tuy nhiên, thực tế triển khai 5 năm qua chưa đem lại kết quả mong muốn. Đó là do có những bất cập trong tổ chức thực hiện tự chủ đại học ở nước ta, bao gồm sự phân kì về nhận thức, sự thiếu nhất quán về thể chế và sự thiếu vắng một cơ chế tổ chức thực hiện hữu hiệu.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 497
Quản lí chương trình đào tạo theo tiếp cận AUN-QA (ASEAN University Network Quality Assurance) là cái đích mà nhiều trường đại học trong khu vực Đông Nam Á đang hướng tới, trong đó có các trường đại học ở Việt Nam. Các nghiên cứu về đảm bảo chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo, quản lí chương trình đào tạo nói chung và những nghiên cứu về đào tạo giáo viên ở Việt Nam hiện nay đang là mối quan tâm lớn của các bên liên quan. Bài viết trình bày sự cần thiết phải quản lí các chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông ở Việt Nam theo tiếp cận AUN-QA thể hiện ở các khía cạnh: Mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, hình thức đào tạo, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá sinh viên theo tiếp cận bộ tiêu chuẩn AUN-QA.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 937
Năng lực thực hành hóa học là một trong những năng lực quan trọng, giúp học sinh nâng cao lòng tin vào khoa học, phát triển tư duy của học sinh và là phương tiện duy nhất giúp các em hình thành những kĩ năng, kĩ xảo thí nghiệm và tư duy kĩ thuật. Bài viết trình bày một số vấn đề về cơ sở khoa học, định hướng xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực thực hành hóa học cho học sinh trong dạy học Hóa học và những kết quả thử nghiệm ban đầu thông qua dạy học chương Oxi – Lưu huỳnh – Hóa học 10 Trung học phổ thông. Từ đó, đề xuất các tiêu chuẩn năng lực thực hành hóa học với các tiêu chí và các mức độ biểu hiện cụ thể, giúp giáo viên và học sinh có được công cụ đánh giá năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 712
Mô hình dạy học 5E gồm các bước: Kích thích động cơ học tập - Khám phá - Giải thích - Củng cố/mở rộng - Đánh giá (Engage - Explore - Explain - Elaborate - Evaluate) đã được triển khai thành công ở nhiều nơi trên thế giới. Bài viết minh họa việc vận dụng mô hình 5E vào dạy nội dung Toán cao cấp cho sinh viên trường cao đẳng theo định hướng tích hợp với dạy học khám phá, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề và dạy tự học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 562
Kiểm tra nội bộ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trường mầm non. Nội dung công việc của trường mầm non rất đa dạng, đòi hỏi trách nhiệm cao và sự chu đáo, tỉ mỉ của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên. Kiểm tra nội bộ giúp duy trì nền nếp làm việc trong trường mầm non, nếu được làm tốt, sẽ giúp hình thành cơ chế tự quản lí, tự điều chỉnh hoạt động của các bộ phận, cá nhân. Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu lí luận về kiểm tra nội bộ trường học và thực trạng công tác kiểm tra nội bộ tại các trường mầm non trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, từ đó đề xuất biện pháp đổi mới quản lí công tác này nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các nhà trường hiện nay.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 575
Đội ngũ chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc tham mưu đề xuất, thực thi công tác quản lí nhà nước về giáo dục trên địa bàn quận huyện, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Phát triển đội ngũ chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo là một phần của phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy việc phát triển đội ngũ này phải dựa trên lí thuyết về phát triển nguồn nhân lực nói chung. Trong bài viết này, tác giả đưa ra một trong những yêu cầu quan trọng, cần thiết để phát triển đội ngũ chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo là xác định rõ yêu cầu về phẩm chất, năng lực của họ.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 701
Học phần Di truyền học là một học phần rất quan trọng, đặc trưng của các trường sư phạm. Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản, hiện đại, thực tiễn và có hệ thống về nội dung di truyền học. Trong bài viết này, tác giả đề xuất quy trình rèn luyện kĩ năng tự học trong môi trường E - Learning nhằm phát huy tính tích cực trong hoạt động tự học, góp phần nâng cao chất lượng học tập của sinh viên.