Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 498
Quản lí chương trình đào tạo theo tiếp cận AUN-QA (ASEAN University Network Quality Assurance) là cái đích mà nhiều trường đại học trong khu vực Đông Nam Á đang hướng tới, trong đó có các trường đại học ở Việt Nam. Các nghiên cứu về đảm bảo chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo, quản lí chương trình đào tạo nói chung và những nghiên cứu về đào tạo giáo viên ở Việt Nam hiện nay đang là mối quan tâm lớn của các bên liên quan. Bài viết trình bày sự cần thiết phải quản lí các chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông ở Việt Nam theo tiếp cận AUN-QA thể hiện ở các khía cạnh: Mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, hình thức đào tạo, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá sinh viên theo tiếp cận bộ tiêu chuẩn AUN-QA.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 937
Năng lực thực hành hóa học là một trong những năng lực quan trọng, giúp học sinh nâng cao lòng tin vào khoa học, phát triển tư duy của học sinh và là phương tiện duy nhất giúp các em hình thành những kĩ năng, kĩ xảo thí nghiệm và tư duy kĩ thuật. Bài viết trình bày một số vấn đề về cơ sở khoa học, định hướng xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực thực hành hóa học cho học sinh trong dạy học Hóa học và những kết quả thử nghiệm ban đầu thông qua dạy học chương Oxi – Lưu huỳnh – Hóa học 10 Trung học phổ thông. Từ đó, đề xuất các tiêu chuẩn năng lực thực hành hóa học với các tiêu chí và các mức độ biểu hiện cụ thể, giúp giáo viên và học sinh có được công cụ đánh giá năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 713
Mô hình dạy học 5E gồm các bước: Kích thích động cơ học tập - Khám phá - Giải thích - Củng cố/mở rộng - Đánh giá (Engage - Explore - Explain - Elaborate - Evaluate) đã được triển khai thành công ở nhiều nơi trên thế giới. Bài viết minh họa việc vận dụng mô hình 5E vào dạy nội dung Toán cao cấp cho sinh viên trường cao đẳng theo định hướng tích hợp với dạy học khám phá, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề và dạy tự học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 564
Kiểm tra nội bộ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trường mầm non. Nội dung công việc của trường mầm non rất đa dạng, đòi hỏi trách nhiệm cao và sự chu đáo, tỉ mỉ của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên. Kiểm tra nội bộ giúp duy trì nền nếp làm việc trong trường mầm non, nếu được làm tốt, sẽ giúp hình thành cơ chế tự quản lí, tự điều chỉnh hoạt động của các bộ phận, cá nhân. Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu lí luận về kiểm tra nội bộ trường học và thực trạng công tác kiểm tra nội bộ tại các trường mầm non trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, từ đó đề xuất biện pháp đổi mới quản lí công tác này nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các nhà trường hiện nay.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 603
Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học là một trong những vấn đề được các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức và mạng lưới khu vực và quốc tế đặc biệt quan tâm. Các tổ chức đảm bảo chất lượng trên toàn thế giới hợp tác bằng cách phát triển một mạng lưới ở cả cấp độ khu vực và quốc tế, đồng thời thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục thông qua các bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng theo cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Bài viết trình bày những khái niệm liên quan đến đảm bảo chất lượng, các mô hình đảm bảo chất lượng được sử dụng hiện nay trên thế giới và cách thức thực hiện đảm bảo chất lượng giáo dục đại học của một số quốc gia trên thế giới. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình thực hiện đảm bảo chất lượng giáo dục đại học.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 561
Việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông tổng hợp và linh hoạt trong bối cảnh đẩy mạnh việc phân cấp, nâng cao trách nhiệm sẽ tạo động lực, sự chủ động và sáng tạo của trường học. Kết quả là các nhà quản lí và giáo viên nhà trường tự tin hơn trong việc xây dựng, thực hiện và đánh giá chương trình giảng dạy tại các trường học. Điều đó đòi hỏi các nhà quản lí trường học và giáo viên phải có năng lực cần thiết để quản lí chương trình giảng dạy ở trường một cách có hiệu quả và khả thi.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 764
Bằng phương pháp nghiên cứu lí luận, bài viết đề xuất cấu trúc năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh phổ thông, hình thành qua dạy học Hóa học. Theo tác giả bài viết, năng lực hợp tác giải quyết vấn đề là năng lực tổng hợp của yếu tố cá nhân và xã hội, thể hiện khả năng giải quyết vấn đề thông qua hợp tác nhóm. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất cụ thể các tiêu chí dùng để đánh giá cũng như là cơ sở để thiết kế các hoạt động, nhiệm vụ học tập giúp phát triển năng lực hợp tác giải quyết vấn đề của học sinh. Việc cụ thể hóa các tiêu chí ở 03 mức độ đánh giá khác nhau là cơ sở để tác giả đề xuất một số hình thức và công cụ đánh giá như: Phiếu tự đánh giá, hồ sơ học tập, bảng kiểm dùng quan sát hoạt động, Rubric đánh giá hoạt động sản phẩm nhóm.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 480
Bài viết đề cập đến khái niệm cảm hứng và cảm hứng học tập, chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến cảm hứng học tập và đề xuất những giải pháp tạo cảm hứng học tập cho sinh viên trong các giờ Tâm lí - Giáo dục học ở trường cao đẳng sư phạm. Những biện pháp tạo cảm hứng học tập cho sinh viên, bao gồm: Cải tiến phương pháp dạy học; Đánh giá sở trường của sinh viên; Hướng dẫn sinh viên ứng dụng tâm lí học vào giáo dục và cuộc sống qua việc thiết kế kịch bản dạy học các học phần Tâm lí học; Kĩ năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; Nuôi dưỡng cảm xúc tích cực đối với nghề dạy học. Việc tạo môi trường học tập thân thiện cũng như chọn lọc nội dung giảng dạy cần được giảng viên chú ý chọn lọc kĩ. Giảng viên cần hiểu sâu sắc và nhận thấy được sự cần thiết phải tạo cảm hứng học tập cho sinh viên. Từ đó, giảng viên tích cực rèn luyện để có thể tổ chức những giờ học gây cảm hứng học tập cho sinh viên.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 510
Phát triển nguồn nhân lực luôn là vấn đề then chốt của mọi tổ chức và luôn được các nhà lãnh đạo quan tâm. Phát triển đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo bao gồm các nội dung: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo, tuyển dụng công chức, bố trí đội ngũ công chức, đào tạo và bồi dưỡng công chức, đánh giá thực hiện nhiệm vụ và chính sách đãi ngộ nhằm tạo động lực làm việc đối với đội ngũ công chức quản lí nhà nước về biển và hải đảo.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 558
Một trong những năng lực quan trọng của sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam nói chung và sinh viên các ngành Kinh tế, Kĩ thuật Hàng hải nói riêng đó là vận dụng Xác suất - Thống kê trong nghề nghiệp sau này. Để trang bị cho sinh viên có được năng lực đó thì yếu tố đầu tiên phải kể đến là nội dung chương trình giảng dạy môn học này. Vì vậy, tác giả nêu ra thực trạng chương trình môn học Xác suất - Thống kê tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng nội dung chương trình theo hướng dạy học hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh viên.