Danh sách bài viết

Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 2,112
Bài viết phân tích những luận điểm cốt lõi trong lí luận của J.Dewey về kinh nghiệm và giáo dục, dạy học dựa vào kinh nghiệm. Theo đó, giáo dục chính là cuộc sống; giáo dục trong kinh nghiệm, vì kinh nghiệm, của kinh nghiệm và do kinh nghiệm. Điểm nhấn trong triết lí của J. Dewey là: Kinh nghiệm là hành động (việc làm) có tính thử nghiệm, là hành động suy ngẫm (phản tư). Sự phát triển của cá nhân chính là sự tăng trưởng các kinh nghiệm có tính giáo dục. Trải qua các hành động kinh nghiệm, cá nhân một mặt tìm kiếm và sáng tạo các giải pháp, các lí luận, mặt khác chuyển hoá các tri thức có tính lí luận, trừu tượng, sách vở thành các tri thức có nội dung đối tượng và có ích cho mình, qua đó làm tăng trưởng kinh nghiệm, hình thành và phát triển năng lực thích ứng với đời sống thực và thay đổi
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 800
Phát triển giáo dục và đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu và là yếu tố cơ bản phát triển bền vững của Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, trong những năm qua, Việt Nam luôn chăm lo tới phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ cao, nhất là đội ngũ giảng viên cao cấp. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát triển giảng viên cao cấp tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. Từ đó, tác giả chỉ ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân để trở thành nguồn tham khảo cho nhà quản lí giáo dục hiện nay
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 4,684
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Toán học thúc đẩy mạnh mẽ các quá trình tự động hóa trong sản xuất, mở rộng nhanh phạm vi ứng dụng và trở thành công cụ thiết yếu của mọi khoa học. Trong bài, khai thác bối cảnh thực của học sinh, khi đó học sinh là chủ thể, được trực tiếp trải nghiệm trong tình huống thực tiễn, là những điều xảy ra trong chính cuộc sống hằng ngày, có tác động trực tiếp đến người học. Từ đó, đề xuất hoạt động sư phạm đối với giáo viên để khai thác bối cảnh thực của học sinh trong dạy học nhằm đổi mới phương pháp dạy học môn Toán theo hướng: Phân tích một số bài tập điển hình có nội dung thực tiễn gắn với sinh hoạt hàng ngày của học sinh giúp các em góp phần hiểu sâu bản chất toán học; Khai thác các sự việc có thực trong cuộc sống của mỗi học sinh để gắn vào toán học, thích hợp phục vụ dạy học toán ở trường trung học phổ thông.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 888
Tác giả bài viết trình bày về việc vận dụng dạy học theo hợp đồng học phần Hình học tuyến tính cho sinh viên ngành Sư phạm Toán. Học theo hợp đồng cho phép phân hóa trình độ người học, tạo điều kiện cho người học thực hiện nhiệm vụ và có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo khả năng phù hợp với trình độ phát triển cá nhân. Việc triển khai dạy học theo hợp đồng nhằm đạt mục tiêu sinh viên vừa là người trực tiếp tham gia vừa là người sau này biết áp dụng dạy học theo hợp đồng để dạy học ở trường phổ thông. Đồng thời giúp sinh viên chủ động thời gian học tập, hướng tới củng cố tính độc lập, tăng cường hợp tác trong học tập, tạo điều kiện để sinh viên tham gia hoạt động và lựa chọn nội dung học tập đa dạng, đảm bảo học sâu và hiệu quả.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 4,136
Quan điểm về trí năng của Howard Gardner đã mang đến cái nhìn mới về năng lực trí tuệ của con người và được xem là một trong những nền tảng lí thuyết cho giáo dục thế giới. Trên cơ sở khảo sát hồ sơ trí năng của 212 sinh viên và phỏng vấn nhóm, bài viết cung cấp một số thông tin về thực trạng trí năng người học tại Trường Đại học Vinh nhìn từ góc độ Đa trí năng của Howard Gardner. Dựa vào kết quả đó, để phát triển toàn diện người học, giáo dục Việt Nam cần quan tâm một cách thiết thực hơn nữa đến các loại trí năng khác ngoài trí năng logic - toán học và trí năng ngôn ngữ.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 980
Dạy học hợp tác là một chiến lược dạy học có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, hiện nay việc dạy học hợp tác ở tiểu học vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức do đó việc thực hiện dạy học hợp tác chưa đạt hiệu quả cao. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng dạy học hợp tác ở một số trường tiểu học Hà Nội và đưa ra những nhận định cần thiết làm cơ sở đề xuất những biện pháp giúp cho giáo viên có thể thực hiện dạy học hợp tác một cách có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 588
Dạy học theo tiếp cận năng lực là cách tiếp cận đồng thời được coi là một hoạt động thực tiễn, trực tiếp của quá trình giáo dục và chịu sự tác động, chi phối của quá trình quản lí mang tính tổ chức và hướng đích. Chủ thể quản lí vừa quản lí hoạt động dạy của người giáo viên vừa quản lí hoạt động học tập của học sinh trong quá trình dạy - học, đồng thời hỗ trợ về cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật và môi trường để phục vụ hoạt động dạy theo năng lực của học sinh, nhằm phát huy tối đa hiệu quả mục tiêu ban đầu đề ra. Quản lí dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường treung học phổ thông sẽ có những đặc điểm rất cơ bản giúp quá trình quản lí dạy học theo tiếp cận năng lực có những bước đột phá lớn so với cách thức quản lí dạy học theo truyền thống, góp phần vào đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nước ta giai đoạn hiện nay
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 563
Trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực địa phương và yêu cầu đáp ứng được với cuộc sống hiện đại, mỗi người sống trong xã hội hiện tại cần có năng lực và phẩm chất của công dân thế kỉ XXI. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, sự hình thành và phát triển kĩ năng thế kỉ XXI đã trở thành một yêu cầu quan trọng của nhân cách con người hiện đại. Trong khi hiện nay, việc giáo dục kĩ năng thế kỉ XXI ở các trường trung học cơ sở vùng khó khăn mới chỉ quan tâm giáo dục một số kĩ năng sống giúp học sinh bước đầu hòa nhập với cuộc sống.Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường hiện nay, cần phải đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp giáo dục kĩ năng thế kỉ XXI cho học sinh trung học cơ sở vùng khó khăn. Bài viết trình bày định hướng về mục tiêu giáo dục kĩ năng thế kỉ XXI cho học sinh trung học cơ sở vùng khó khăn; trên cơ sở đó đề xuất hệ thống các kĩ năng thế kỉ XXI cần thiết giáo dục cho học sinh trung học cơ sở vùng khó khăn; đề xuất cách thức giáo dục thông qua việc dạy học tích hợp trong các môn học và giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 2,009
Năng lực tự chủ trong học tập đang rất được quan tâm bởi các nhà giáo dục trong và ngoài nước. Nghiên cứu này được tiến hành thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn sau điều tra với các sinh viên năm thứ nhất tại Trường Đại học Vinh. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng, năng lực tự chủ trong việc học tiếng Anh của đối tượng khảo sát ở mức độ trung bình, giáo viên vẫn được xem là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng nhất trong quá trình học của đối tượng nghiên cứu. Từ những thực tế, nghiên cứu đã đưa ra một số gợi ý để cải tiến việc dạy và học tiếng Anh nhằm nâng cao năng lực tự học trong quá trình học tiếng Anh của sinh viên đại học.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 582
Mĩ là một đất nước rộng lớn, gồm 50 tiểu Bang. Các chính sách của Mĩ nói chung và chính sách giáo dục nói riêng có tính chất tương đối độc lập giữa các Bang. Bài viết trình bày sơ lược hệ thống chính sách đối với giáo viên phổ thông ở Mĩ, bao gồm: 1/ Chính sách đào tạo ban đầu; 2/ Chính sách cấp chứng chỉ; 3/ Chính sách nhiệm kì; 4/ Chính sách phát triển chuyên môn và đánh giá giáo viên; 5/ Chính sách lương; 6/ Chính sách sử dụng và tạo động lực cho giáo viên; 7/ Chính sách về các hiệp hội giáo viên; 8/ Chính sách hưu trí. Mặc dù các chính sách về giáo viên phổ thông của Mĩ chưa phải là hoàn hảo, song vẫn là nguồn tham khảo quý giá đối với Việt Nam