Danh sách bài viết

Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,611
Thực tiễn giáo dục phổ thông cho thấy: Đánh giá năng lực nói chung, đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo nói riêng là vấn đề mới, khó đối với cán bộ quản lí và giáo viên phổ thông trong đó có giáo viên Vật lí, Hóa học và Sinh học trường trung học cơ sở. Nội dung bài báo trình bày cơ sở khoa học, mục đích yêu cầu, quy trình xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trường trung học cơ sở trong dạy học dự án tích hợp Khoa học nhiên các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học gồm: Phiếu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của giáo viên, bài kiểm tra năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,079
Dạy học theo tiếp cận chuẩn đầu ra hiện đã và đang được quan tâm ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, xây dựng chuẩn đầu ra thế nào để đạt yêu cầu cũng như thỏa mãn các tiêu chuẩn kiểm định là yêu cầu đặt ra đầu tiên khi thiết kế chương trình đào tạo. Bài viết đưa ra một số đề xuất trong xây dựng chuẩn đầu ra trên cơ sở những kinh nghiệm xây dựng chuẩn đầu ra được rút ra từ thực tiễn phát triển chương trình đào tạo cũng như hoạt động đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo chuẩn AUN-QA tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 675
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức có vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã xác định: “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có ý nghĩa quan trọng trong công tác cán bộ”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giai đoạn 2014 - 2020 đã nhấn mạnh, đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ viên chức có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trên cơ sở các hướng dẫn tại Thông tư 10/2017/TT-BNV của Bộ Nội vụ về Tiêu chí đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ viên chức, nghiên cứu này được thực hiện nhằm: 1/ Cung cấp các thông tin khách quan về thực trạng chất lượng bồi dưỡng cán bộ viên chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; 2/ Đánh giá sơ bộ mức độ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ viên chức sau khi được bồi dưỡng; 3/ Đề xuất một số khuyến nghị để nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ viên chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong các năm tới.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 598
Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng quyết định thành công của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương. Bài viết trình bày và phân tích về phát triển khung năng lực chung, cơ bản bắt buộc mà nguồn nhân lực cần có để đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, gồm 4 nhóm năng lực chính: (1) Năng lực kĩ thuật/ chuyên môn; (2) Năng lực về phương pháp; (3) Năng lực xã hội; (4) Năng lực cá nhân. Dựa trên khung năng lực này, doanh nghiệp có thể hoạch định chi tiết khung năng lực chung của mình cũng như hồ sơ năng lực của từng loại nhân viên.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,787
Bài viết đưa ra hệ thống tiêu chí về chất lượng thiết bị dạy học và hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trên cơ sở làm rõ các khái niệm thiết bị dạy học, chất lượng, chất lượng thiết bị dạy học, hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học. Hệ thống các tiêu chí này có thể vận dụng trong việc kiểm soát chất lượng trong sản xuất hoặc khi mua sắm thiết bị dạy học và trong đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong dạy học của học sinh, của một nhà trường, của một huyện, tỉnh hoặc của cả ngành.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 661
Hai kĩ năng bộ phận làm nên kĩ năng Đọc là kĩ năng Đọc cơ bản và kĩ năng Đọc hiểu. Kĩ năng Đọc cơ bản gồm nhiều thành tố: Làm việc với sách, Nhận biết âm vị học, Đọc tiếng hoặc đọc từ, Đọc trơn, Hiểu nghĩa tường minh. Bài viết đưa ra những phân tích kĩ năng Đọc cơ bản được ứng dụng vào việc xác định yêu cầu cần đạt (đầu ra của năng lực) và nội dung của phần Đọc trong chương trình của môn Ngôn ngữ quốc gia (ở Việt Nam là môn Ngữ văn) ở các lớp của bậc học Mầm non và cấp Tiểu học.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 487
Nhân cách của hiệu trưởng là yếu tố quan trọng, cần thiết tạo nên sự thành công trong công tác đổi mới quản lí giáo dục Việt Nam hiện nay. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lí giáo dục và quản lí nhà trường, người hiệu trưởng trường tiểu học cần thể hiện rõ những phẩm chất nhân cách của mình, đó là: 1/ Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; 2/ Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; 3/ Năng lực quản lí trường tiểu học; 4/ Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội. Qua đó, bộ mặt nhà trường thay đổi, nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương, góp phần trang bị kiến thức và nguồn nhân lực mới cho đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 625
Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay. Theo tác giả bài viết, phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay là một đòi hỏi vô cùng cấp thiết. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp trên một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế ở mỗi đơn vị sẽ từng bước phát triển được đội ngũ giáo viên nói chung, đội ngũ giáo viên dạy tiếng Khmer ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang nói riêng một cách vững bền, đáp ứng sự mong đợi của toàn xã hội.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 553
Tiếp cận CDIO trong dạy học cho sinh viên đã giúp các nhà giáo dục cụ thể hóa và ban hành chuẩn đầu ra. Thực tế áp dụng chuẩn đầu ra tại Trường Đại học Lạc Hồng cho thấy còn khá nhiều khó khăn, nhất là trong dạy học các học phần cơ bản nói chung và học phần Toán nói riêng, bởi vì có khá nhiều kĩ năng cần được rèn luyện cho sinh viên. Đến nay, dạy học các học phần Toán cần hướng vào rèn luyện các kĩ năng nào là câu hỏi chưa có câu trả lời. Trên cơ sở nghiên cứu về chuẩn đầu ra theo tiếp cận CDIO của khối ngành Kinh tế, nghiên cứu về thực tiễn kĩ năng nghề kinh tế và vai trò của môn Toán đối với khối ngành Kinh tế, chúng tôi đề xuất một số kĩ năng thông qua dạy học các học phần Toán nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 501
Tiếp cận từ nhu cầu của Việt Nam về nguồn nhân lực chất lượng cao để xây dựng, phát triển nền kinh tế tri thức, từ các căn cứ thực tiễn và đặc biệt là khả năng cống hiến thực tế của đội ngũ nữ trí thức ở độ tuổi trên 55, tác giả chứng minh rằng ở độ tuổi đó, nữ trí thức vẫn còn đủ sức khỏe để làm việc, đang ở độ tuổi chín muồi về bản lĩnh nghề nghiệp, trình độ và kinh nghiệm chuyên môn, tự tạo được sự ổn định cân bằng trong cuộc sống riêng, có điều kiện tập trung trí tuệ, tâm huyết và thời gian cho công việc. Nữ trí thức nghỉ hưu ở độ tuổi 55 vừa là sự bất bình đẳng về cơ hội thăng tiến, phát triển của nữ, vừa làm lãng phí nguồn nhân lực trí tuệ cao trong công cuộc phát triển đất nước. Từ những lập luận trên, tác giả đề xuất một số giải pháp phát huy, khai thác năng lực thực tế của đội ngũ nữ trí thức sau tuổi nghỉ hưu