Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 559
Một trong những năng lực quan trọng của sinh viên Trường Đại học Hàng hải Việt Nam nói chung và sinh viên các ngành Kinh tế, Kĩ thuật Hàng hải nói riêng đó là vận dụng Xác suất - Thống kê trong nghề nghiệp sau này. Để trang bị cho sinh viên có được năng lực đó thì yếu tố đầu tiên phải kể đến là nội dung chương trình giảng dạy môn học này. Vì vậy, tác giả nêu ra thực trạng chương trình môn học Xác suất - Thống kê tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng nội dung chương trình theo hướng dạy học hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh viên.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 2,117
Bài viết phân tích những luận điểm cốt lõi trong lí luận của J.Dewey về kinh nghiệm và giáo dục, dạy học dựa vào kinh nghiệm. Theo đó, giáo dục chính là cuộc sống; giáo dục trong kinh nghiệm, vì kinh nghiệm, của kinh nghiệm và do kinh nghiệm. Điểm nhấn trong triết lí của J. Dewey là: Kinh nghiệm là hành động (việc làm) có tính thử nghiệm, là hành động suy ngẫm (phản tư). Sự phát triển của cá nhân chính là sự tăng trưởng các kinh nghiệm có tính giáo dục. Trải qua các hành động kinh nghiệm, cá nhân một mặt tìm kiếm và sáng tạo các giải pháp, các lí luận, mặt khác chuyển hoá các tri thức có tính lí luận, trừu tượng, sách vở thành các tri thức có nội dung đối tượng và có ích cho mình, qua đó làm tăng trưởng kinh nghiệm, hình thành và phát triển năng lực thích ứng với đời sống thực và thay đổi
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 801
Phát triển giáo dục và đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu và là yếu tố cơ bản phát triển bền vững của Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu này, trong những năm qua, Việt Nam luôn chăm lo tới phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ cao, nhất là đội ngũ giảng viên cao cấp. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát triển giảng viên cao cấp tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam. Từ đó, tác giả chỉ ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân để trở thành nguồn tham khảo cho nhà quản lí giáo dục hiện nay
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 4,685
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Toán học thúc đẩy mạnh mẽ các quá trình tự động hóa trong sản xuất, mở rộng nhanh phạm vi ứng dụng và trở thành công cụ thiết yếu của mọi khoa học. Trong bài, khai thác bối cảnh thực của học sinh, khi đó học sinh là chủ thể, được trực tiếp trải nghiệm trong tình huống thực tiễn, là những điều xảy ra trong chính cuộc sống hằng ngày, có tác động trực tiếp đến người học. Từ đó, đề xuất hoạt động sư phạm đối với giáo viên để khai thác bối cảnh thực của học sinh trong dạy học nhằm đổi mới phương pháp dạy học môn Toán theo hướng: Phân tích một số bài tập điển hình có nội dung thực tiễn gắn với sinh hoạt hàng ngày của học sinh giúp các em góp phần hiểu sâu bản chất toán học; Khai thác các sự việc có thực trong cuộc sống của mỗi học sinh để gắn vào toán học, thích hợp phục vụ dạy học toán ở trường trung học phổ thông.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 892
Tác giả bài viết trình bày về việc vận dụng dạy học theo hợp đồng học phần Hình học tuyến tính cho sinh viên ngành Sư phạm Toán. Học theo hợp đồng cho phép phân hóa trình độ người học, tạo điều kiện cho người học thực hiện nhiệm vụ và có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo khả năng phù hợp với trình độ phát triển cá nhân. Việc triển khai dạy học theo hợp đồng nhằm đạt mục tiêu sinh viên vừa là người trực tiếp tham gia vừa là người sau này biết áp dụng dạy học theo hợp đồng để dạy học ở trường phổ thông. Đồng thời giúp sinh viên chủ động thời gian học tập, hướng tới củng cố tính độc lập, tăng cường hợp tác trong học tập, tạo điều kiện để sinh viên tham gia hoạt động và lựa chọn nội dung học tập đa dạng, đảm bảo học sâu và hiệu quả.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 4,136
Quan điểm về trí năng của Howard Gardner đã mang đến cái nhìn mới về năng lực trí tuệ của con người và được xem là một trong những nền tảng lí thuyết cho giáo dục thế giới. Trên cơ sở khảo sát hồ sơ trí năng của 212 sinh viên và phỏng vấn nhóm, bài viết cung cấp một số thông tin về thực trạng trí năng người học tại Trường Đại học Vinh nhìn từ góc độ Đa trí năng của Howard Gardner. Dựa vào kết quả đó, để phát triển toàn diện người học, giáo dục Việt Nam cần quan tâm một cách thiết thực hơn nữa đến các loại trí năng khác ngoài trí năng logic - toán học và trí năng ngôn ngữ.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 981
Dạy học hợp tác là một chiến lược dạy học có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, hiện nay việc dạy học hợp tác ở tiểu học vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức do đó việc thực hiện dạy học hợp tác chưa đạt hiệu quả cao. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng dạy học hợp tác ở một số trường tiểu học Hà Nội và đưa ra những nhận định cần thiết làm cơ sở đề xuất những biện pháp giúp cho giáo viên có thể thực hiện dạy học hợp tác một cách có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 751
Bài viết đưa ra quan điểm dạy học phân hoá môn Toán gắn với định hướng nghề và phân tích nội dung chương trình môn Toán để tìm ra sự liên quan giữa kiến thức Toán trong chương trình phổ thông với các ngành nghề trong xã hội; Trình bày một số biện pháp dạy học phân hoá môn Toán trung học phổ thông gắn với định hướng nghề, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, giúp học sinh trung học phổ thông có cơ sở cho việc lựa chọn các ngành nghề trong tương lai, đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông mới.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,352
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục. Học sinh người dân tộc thiểu số đến trường chưa biết nói tiếng Việt. Việc không hiểu tiếng Việt sẽ khiến các em gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp cũng như tham gia hoạt động giáo dục và tiếp thu kiến thức. Những rào cản về ngôn ngữ khiến các em tự ti, học kém dẫn đến bỏ học. Nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số là chủ trương đúng giúp các em học tập tốt hơn. Bài viết đánh giá việc dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số.
Số: /2020
Số CIT: 0
Số lượt xem: 915
Ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Ngôn ngữ không chỉ là sự giao tiếp mà còn là sự trao đổi giữa các nền văn hóa với nhau. Thật khó khăn để tưởng tượng rằng, chúng ta sẽ sống như thế nào nếu không có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là dấu hiệu làm phân biệt giữa con người và loài vật. Mọi người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp thể hiện ý tưởng, suy nghĩ, cảm xúc (yêu ghét, giận dữ hay thân thiện), trong ngôn ngữ một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng đó là giao thoa văn hóa. Giao thoa văn hóa là một trong những lĩnh vực rất thú vị và hấp dẫn tác giả đưa ra sự giống nhau và khác nhau giữa các nền văn hóa. Nó hội tụ trong ngôn ngữ thật đa dạng giữa các quốc gia trên thế giới với nhau. Mặc dù đã có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu thành công về vấn đề giao văn hóa này. Nhưng việc sử dụng nó chưa hiệu quả còn gây nhầm lẫn. Do vậy, trong bài báo này, tác giả chỉ trình bày một số tình huống gây nhầm lẫn của sinh viên các trường đại học nói chung, Trường Đại học Điện lực nói riêng và với sinh viên nước ngoài. Mục đích của việc nghiên cứu này là chúng ta hạn chế được sự hiểu nhầm, đáng tiếc xảy ra trong quá trình giao tiếp giữa các nền văn hóa.