Danh sách bài viết

Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 573
Phát triển đội ngũ giáo sư và phó giáo sư có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của Việt Nam. Bài viết phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn và quan điểm phát triển đội ngũ giáo sư và phó giáo sư hiện nay. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể về phát triển đội ngũ giáo sư và phó giáo sư nhằm đáp ứng cho sự phát triển của Việt Nam. Theo tác giả bài viết, Việt Nam đang ngày càng hội nhập quốc tế mạnh mẽ cả về kinh tế và khoa học công nghệ, mở rộng quan hệ hợp tác, tăng cường việc tiếp cận và tiếp thu các thành tựu, tiến bộ khoa học và công nghệ trên thế giới. Đội ngũ giáo sư và phó giáo sư là lực lượng tri thức nòng cốt, giữ vai trò quyết định và dẫn dắt việc phát triển sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học của Việt Nam trong thời kì mới. Vì vậy cần quan tâm phát triển và có chính sách đầu tư thỏa đáng đối với đội ngũ giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 397
Bài viết đề cập tới năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học sư phạm. Kết quả khảo sát 196 giảng viên của một số trường đại học có ngành Sư phạm cho thấy, năng lực nghiên cứu khoa học của đa số giảng viên đại học sư phạm hiện nay chưa cao cả về phương diện nghiên cứu khoa học cũng như ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Vì vậy, cần thiết phải triển khai các biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của trường đại học sư phạm theo hướng chuẩn hoá nhằm đáp ứng yêu cầu về năng lực nghiên cứu khoa học và nhu cầu bồi dưỡng của giảng viên.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 426
Trong nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn là môn học nền tảng, là một bộ phận quan trọng tạo nên trình độ văn hóa của con người. Việc nâng cao hiệu quả của dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông đòi hỏi cần có một sự đổi mới cơ bản về nội dung cũng như phương pháp dạy học nhằm phát huy vai trò tích cực, chủ động của học sinh. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, thực hành luyện tập thông qua dạy học đọc hiểu văn bản văn học là một trong những biện pháp được giáo viên sử dụng phổ biến nhằm bồi dưỡng, phát triển năng lực Ngữ văn (năng lực tiếp nhận văn học) cho học sinh ở nhà trường trung học phổ thông.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 2,795
Bài viết đề cập đến việc tích hợp bảo vệ môi trường trong môn Tự nhiên Xã hội lớp 1, 2, 3 ở tiểu học. Theo tác giả, trong tất cả các môn học ở trường tiểu học thì môn Tự nhiên Xã hội được xem là môn học lí tưởng để lồng ghép các nội dung tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh bởi vì môn học này vừa gần gũi với học sinh vừa thực tế giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Hiệu quả của việc tích hợp bảo vệ môi trường trong môn Tự nhiên Xã hội ở trường tiểu học sẽ là tài liệu tham khảo và tạo nên xu thế giảng dạy có hiệu quả về việc tích hợp bảo vệ môi trường ở tất cả các môn học không chỉ riêng môn Tự nhiên Xã hội ở tiểu học mà còn ở tất cả các môn trong mọi cấp học.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 671
Văn hóa nhà trường có ảnh hưởng tới chất lượng trong mỗi nhà trường. Ở mỗi cấp học, bậc học thì việc xây dựng và phát huy những yếu tố tích cực trong văn hóa nhà trường là cần thiết. Trong đó, hệ thống nhà trường cao đẳng sư phạm với đặc thù đào tạo giáo viên cho các cấp, bậc học từ Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở thì việc xác định đúng vị trí và tiến hành quá trình quản lí phát triển văn hóa nhà trường có tác động rất lớn tới chất lượng đào tạo. Thực trạng về phát triển và quản lí phát triển văn hóa nhà trường tại các trường cao đẳng sư phạm vùng Đồng bằng Sông Hồng, cho thấy nhận thức về vấn đề phát triển văn hóa nhà trường của các thành viên đã có nhưng chưa đồng đều, thống nhất. Các nhà trường đang trong quá trình định hình lại các giá trị văn hóa nhà trường nhưng vẫn chưa có sự nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của phát triển văn hóa nhà trường.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,185
Các nghiên cứu mặc dù đưa ra những cách diễn giải về khái niệm siêu nhận thức khác nhau, song về cơ bản nội hàm khái niệm này tương đối nhất quán. Các công trình đều cho rằng siêu nhận thức là cấp độ cao hơn của nhận thức, là quá trình tư duy bậc hai, là quá trình người học theo dõi và điều chỉnh tư duy để mang lại hiệu quả học tập, công việc cao hơn. Về cơ bản thành phần của siêu nhận thức được nghiên cứu ở hai nội dung: Kiến thức siêu nhận thức và kĩ năng siêu nhận thức. Hiện nay, ở Việt Nam việc nghiên cứu và vận dụng lí thuyết siêu nhận thức trong giáo dục chưa nhiều. Do đó, để nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho học sinh nhằm giúp các em tích cực, tự giác, phát huy tính chủ thể sáng tạo của người học thì cần có nhiều nghiên cứu cụ thể cho từng vấn đề của siêu nhận thức.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 493
Bài viết tập trung vào các vấn đề về: Một số đặc điểm nhận diện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Cơ hội, thách thức và tác động của nó đến giáo dục; Đề xuất những thay đổi cần thiết về tư duy, mô hình và chính sách phát triển giáo dục. Giáo dục nước ta đang trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Cần tập trung đào tạo một số ngành, nghề hoặc mở các nghành nghề mới, liên quan đến lĩnh vực kĩ thuật số và công nghệ cao, đặc biệt là việc kết nối đào tạo tích hợp cả ba lĩnh vực vật lí, kĩ thuật số và sinh học. Ngành Giáo dục và Đào tạo ở Việt Nam cần thay đổi tư duy, mô hình và chính sách phát triển giáo dục để đón nhận cơ hội, giảm thiểu tác động tiêu cực nhằm vượt qua thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 381
Ngày nay, đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục là một yêu cầu khách quan trước xu thế hội nhập quốc tế và là yếu tố mang tính quyết định đối với trường đại học. Để tồn tại và phát triển, các trường đại học phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng các nhu cầu thực tiễn trong môi trường lao động có tính cạnh tranh cao của thời đại toàn cầu hóa. Do vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục đại học Việt Nam nói chung và của mỗi trường đại học nói riêng là phải đẩy mạnh hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục. Bài viết đề cập đến tầm quan trọng của hoạt động kiểm định chất lượng trường đại học, phân tích thực trạng đánh giá và công nhận chất lượng của các trường đại học, từ đó đưa ra một số đề xuất cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng các trường đại học hiện nay.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 444
Sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo trình độ đại học ngành Quản lí giáo dục với cơ sở thực hành - thực tập cũng là đơn vị sử dụng nguồn nhân lực là hoạt động khách quan trong quá trình đào tạo. Các cơ sở đào tạo cần quy hoạch mạng lưới cơ sở thực hành - thực tập vệ tinh đáp ứng các điều kiện đảm bảo cho hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề trong chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành Quản lí giáo dục. Để đạt hiệu quả phối hợp giữa cơ sở đào tạo cử nhân quản lí giáo dục với cơ sở thực hành - thực tập trong bối cảnh mới, cần thực hiện các biện pháp sau: (1) Nâng cao nhận thức cho cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành - thực tập về tầm quan trọng của hoạt động phối hợp; (2) Tổ chức thực hiện hoạt động phối hợp giữa cơ sở đào tạo với cơ sở thực hành - thực tập vệ tinh theo quy trình chặt chẽ, thống nhất; (3) Liên kết thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học các cấp gắn liền với thực tiễn quản lí giáo dục cơ sở; (4) Phối hợp đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thực hành, thực tập của sinh viên ngành Quản lí giáo dục; (5) Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả phối hợp đào tạo giữa cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành - thực tập
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 996
Rối loạn phổ tự kỉ đã và đang là một vấn đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, giáo dục, tâm lí, quản lí và phụ huynh ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở phân tích vai trò của việc phát hiện sớm, chẩn đoán, đánh giá, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập đối với trẻ rối loạn phổ tự kỉ, bài viết đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục hoà nhập nhằm giúp trẻ rối loạn phổ tự kỉ có nhiều cơ hội học tập hòa nhập và hoà nhập cộng đồng. Theo tác giả, trẻ rối loạn phổ tự kỉ nếu được phát hiện và can thiệp sớm trước 3 tuổi thì các kết quả phát triển của trẻ được tăng lên rõ rệt giúp trẻ có cơ hội hòa nhập hơn rất nhiều so với những trẻ không được phát hiện và can thiệp sớm.