Danh sách bài viết

Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 946
Chiến lược Phát triển Giáo dục 2011-2020 đã xác định đổi mới quản lí giáo dục được coi là giải pháp đột phá. Bài viết đề cập đến những vấn đề lí luận về lãnh đạo và quản lí giáo dục ở cấp độ vĩ mô, trong đó nhấn mạnh đến mô hình “quản lí công mới”. Hiện nay, ở Việt Nam, lãnh đạo và quản lí giáo dục cần theo định hướng mô hình quản lí công mới để hệ thống giáo dục quốc dân vận động tích hợp giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Để chuyển đổi mô hình lãnh đạo, quản lí nhà nước về giáo dục sang mô hình quản lí công mới, cần có những đổi mới về: Tư duy giáo dục, đặc biệt là tư duy quản lí và lãnh đạo giáo dục; Đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục và cơ chế quản lí phù hợp với nhu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế; Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục đại học; Đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo; Đổi mới cơ chế tài chính, học phí và xã hội hóa giáo dục.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 418
Bài viết cung cấp bức tranh cơ bản về kết quả Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của học sinh Việt Nam qua ba lĩnh vực Toán học, Khoa học, Đọc hiểu ở hai chu kì PISA 2012, 2015 và phân tích rõ kết quả PISA của học sinh Việt Nam theo giới tính học sinh, vị trí trường đóng, loại hình trường cũng như sự thay đổi về kết quả PISA qua hai chu kì. Ngoài ra, tác giả còn trình bày một số thông tin về sự khác biệt của hệ thống giáo dục Việt Nam so với các quốc gia/ vùng kinh tế OECD và một số lưu ý về mặt chính sách, giải pháp thiết thực để cải tiến chất lượng giáo dục của Việt Nam.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 480
Môn Giáo dục công dân có vị trí xác định trong chương trình nhà trường, có vai trò quan trọng trong việc hình thành ở học sinh hành vi có trách nhiệm của người công dân tương lai đối với bản thân, gia đình và cộng đồng. Thực tế hiện nay cho thấy việc sử dụng các phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân trong các nhà trường đang còn nhiều bất cập, đòi hỏi phải có những thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Bài viết đề cập đến: 1/ Vai trò của phương pháp dạy học trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học; 2/ Sử dụng các phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân hiện nay; 3/ Một số giải pháp khắc phục việc dạy học môn Giáo dục công dân.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,613
Bài viết tập trung phân tích ý kiến đánh giá của phụ huynh về thực trạng các biện pháp phát triển năng lực giáo dục con mà các bậc phụ huynh đang sử dụng trong giai đoạn hiện nay. Kết quả cho thấy, có nhiều biện pháp đã được các bậc phụ huynh tiếp cận với các mức độ khác nhau. Các bậc phụ huynh đã rất quan tâm đến vấn đề giáo dục con, có nhu cầu phát triển năng lực giáo dục của mình và đã có ý thức tìm kiếm những biện pháp giúp phát triển năng lực giáo dục con. Tuy nhiên, mức độ tham gia chưa nhiều và chưa thường xuyên. Bài viết cũng chỉ ra những ưu điểm cùng hạn chế của từng biện pháp và đưa ra những đề xuất cụ thể để việc triển khai những biện pháp này được hiệu quả hơn.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 493
Bài viết tập trung vào các vấn đề về: Một số đặc điểm nhận diện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Cơ hội, thách thức và tác động của nó đến giáo dục; Đề xuất những thay đổi cần thiết về tư duy, mô hình và chính sách phát triển giáo dục. Giáo dục nước ta đang trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Cần tập trung đào tạo một số ngành, nghề hoặc mở các nghành nghề mới, liên quan đến lĩnh vực kĩ thuật số và công nghệ cao, đặc biệt là việc kết nối đào tạo tích hợp cả ba lĩnh vực vật lí, kĩ thuật số và sinh học. Ngành Giáo dục và Đào tạo ở Việt Nam cần thay đổi tư duy, mô hình và chính sách phát triển giáo dục để đón nhận cơ hội, giảm thiểu tác động tiêu cực nhằm vượt qua thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 382
Ngày nay, đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục là một yêu cầu khách quan trước xu thế hội nhập quốc tế và là yếu tố mang tính quyết định đối với trường đại học. Để tồn tại và phát triển, các trường đại học phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng các nhu cầu thực tiễn trong môi trường lao động có tính cạnh tranh cao của thời đại toàn cầu hóa. Do vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục đại học Việt Nam nói chung và của mỗi trường đại học nói riêng là phải đẩy mạnh hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục. Bài viết đề cập đến tầm quan trọng của hoạt động kiểm định chất lượng trường đại học, phân tích thực trạng đánh giá và công nhận chất lượng của các trường đại học, từ đó đưa ra một số đề xuất cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng các trường đại học hiện nay.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 560
Một trong những nhiệm vụ cần thực hiện để đáp ứng việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương lần thứ tám khóa XI của Đảng là đổi mới giáo viên theo định hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp. Dựa trên tinh thần đó, bài viết đưa ra một định hướng mới nhằm bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên phổ thông, đó là việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông theo định hướng: Cụ thể hóa mục tiêu bồi dưỡng (chuẩn cần đạt) của mỗi năng lực, xác định kiến thức nền tảng, điều kiện phát triển, thể hiện năng lực, hình thức bồi dưỡng và đánh giá quá trình phát triển năng lực của người giáo viên.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,145
Giáo dục môi trường là biện pháp có hiệu quả cao và bền vững, giúp mỗi cá nhân có được nhận thức đúng đắn và thực hiện một cách có ý thức các nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Độ tuổi học tiểu học là thời kì thuận lợi để giáo dục ý thức, kĩ năng và hình thành thói quen bảo vệ môi trường cho học sinh, giúp các em vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức, kĩ năng đã được trang bị để giải quyết vấn đề thực tiễn. Giáo viên tiểu học cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt đông đa dạng, tạo cơ hội để các em được trải nghiệm, sáng tạo nhằm phát triển kĩ năng bảo vệ môi trường. Điều này còn có tác động lan tỏa tới nhiều đối tượng liên quan như bạn bè và những người thân sống cùng các em. Bài viết đưa ra một số kĩ năng bảo vệ môi trường cần hình thành ở học sinh tiểu học và gợi ý một số hoạt động để giáo viên tổ chức cho học sinh trải nghiệm sáng tạo việc bảo vệ môi trường sống xung quanh các em.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 449
Thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó có dạy học môn Toán đã có nhiều thành tựu về nghiên cứu và thực hành. Bài viết đưa ra một số định hướng sử dụng những kết quả đó vào đào tạo giáo viên dạy học môn Toán cấp Trung học cơ sở. Cụ thể: (i) Sử dụng kết quả nghiên cứu, thực hành về dạy học toán phổ thông trong đào tạo giáo viên toán phổ thông theo logic “Học → Dạy → Đào tạo giáo viên”; (ii) Sử dụng kết quả nghiên cứu, thực hành về dạy học toán phổ thông trong đào tạo giáo viên toán phổ thông theo phạm vi thuận lợi cho đào tạo nghề ở các học phần của chương trình đào tạo sư phạm toán học và (iii) Sử dụng kết quả nghiên cứu, thực hành về dạy học toán phổ thông trong đào tạo giáo viên toán phổ thông theo mức độ từ thấp đến cao trong xây dựng và điều chỉnh chương trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 837
Giáo dục kĩ năng mềm cho học sinh hiện nay là nhu cầu cần thiết để đổi mới giáo dục và phát triển xã hội. Để làm được điều này, trước hết cần phải đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên các trường học từ mầm non đến phổ thông và giáo dục nghề nghiệp những kĩ năng mềm cơ bản để từ đó họ có thể đáp ứng được yêu cầu về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Bài viết tập trung vào nội dung bồi dưỡng kĩ năng mềm cho giáo viên mầm non và phổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và xu thế hội nhập hiện nay