Danh sách bài viết

Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 640
Rèn luyện và phát triển các năng lực trí tuệ là nhiệm vụ rất quan trọng trong việc dạy học toán ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay. Học sinh không những cần được trang bị kiến thức toán học mà còn cần được trang bị cách thức tư duy, phát hiện giải quyết vấn đề. Để làm được điều này, các em cần được bồi dưỡng phương pháp học nhằm tăng cường tính độc lập, sáng tạo. Học sinh sau khi học sẽ hình thành được thế giới quan biện chứng, nhìn nhận vấn đề trong tính thống nhất và mối liên hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau. Bài viết đề cập đến vấn đề rèn luyện và phát triển các năng lực trí tuệ qua dạy học Toán lớp 11 của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 9,346
Bài viết phân tích một số vấn đề về phát triển chương trình giáo dục nhà trường. Theo tác giả, chương trình giáo dục nhà trường là kế hoạch giáo dục ở nhà trường, trong đó cụ thể hóa nội dung và cách thức triển khai chương trình chung (chương trình quốc gia) phù hợp với thực tiễn của địa phương, của nhà trường trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung của chương trình quốc gia; Cụ thể hóa những hướng dẫn chương trình của địa phương; Xác định nội dung, cách thức, kế hoạch thực hiện, phản ánh đặc trưng và phù hợp với thực tiễn nhà trường, những yêu cầu, thành tựu hiện đại (về khoa học giáo dục, công nghệ, ...) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển các phẩm chất, năng lực của người học, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục. Chương trình giáo dục nhà trường bao gồm các yếu tố của chương trình quốc gia, đồng thời bổ sung các yếu tố giáo dục khác được xác định tại địa phương hay nhà trường. Phát triển chương trình giáo dục nhà trường tạo cơ hội thúc đẩy phát triển năng lực cho nhà trường và đội ngũ giáo viên, làm cho nghề dạy học có tính chuyên môn cao hơn. Để thực hiện có hiệu quả định hướng này đòi hỏi các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách và điều kiện đảm bảo, đồng thời xác định mức độ, bước đi thích hợp.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 411
Bài viết trình bày cách thức tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học Toán theo hướng tiếp cận thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner. Theo đó, giáo viên xây dựng các hình thức hoạt động nhóm trên cơ sở đáp ứng được mục đích yêu cầu bồi dưỡng những thành tố đặc trưng của năng lực cốt lõi đã đặt ra đối với học sinh như: Hoạt động nhóm gồm nhiều học sinh; Hoạt động theo mô hình nhân đôi; Hoạt động trà trộn - kết hợp nhóm tự do - không ổn định; Hoạt động theo mô hình nhóm chuyên gia; Hoạt động theo nhóm cặp đôi. Qua đó, bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh và góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hợp tác trong chương trình giáo dục phổ thông.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,254
Phát triển năng lực tự học là mục tiêu hướng tới việc đổi mới phương pháp dạy và học đang đặt ra trong các trường đại học. Việc tự học của sinh viên giữ vai trò rất quan trọng. Nó là nhân tố trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học. Bên cạnh đó, tự học còn góp phần nâng cao hoạt động trí tuệ của sinh viên trong việc tiếp thu và hiểu tri thức mới, rèn luyện cho sinh viên có cách suy nghĩ độc lập, sáng tạo, cách giải quyết các vấn đề, đồng thời tạo ra những con người năng động, độc lập nhằm đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bài viết trình bày một số khái niệm cơ bản về kĩ năng tự học và đưa ra một số biện pháp phát triển kĩ năng tự học cho sinh viên.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 539
Sử dụng kênh hình là công cụ, là điều kiện quan trọng của quá trình nhận thức, là một loại phương tiện truyền thông có hiệu quả cao vừa tạo ra hình ảnh trực quan cho đối tượng nhận thức vừa chứa đựng một nguồn tri thức rất lớn, phản ánh bản chất của các đối tượng địa lí. Do vậy, việc sử dụng kênh hình là phương pháp đặc trưng, tích cực trong dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông, giúp học sinh nhận thức và giải quyết được các vấn đề đặt ra, chiếm lĩnh tri thức mới một cách dễ dàng và khoa học. Bài viết phân tích cơ sở khoa học về triết học, tâm lí học và khả năng truyền thông của kênh hình trong dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông. Đặc biệt, bài viết đã làm rõ vai trò, sự cần thiết của của kênh hình trong quá trình nhận thức đối tượng địa lí ở cả giai đoạn cảm tính và lí tính.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,660
Ở Việt Nam, công tác tư vấn tâm lí cho học sinh phổ thông được ngành Giáo dục và Đào tạo quan tâm từ hơn 10 năm qua. Công tác tư vấn tâm lí giúp học sinh giải quyết khó khăn, vướng mắc, giải tỏa căng thẳng tâm lí, cảm xúc. Giáo viên nói chung, giáo viên chủ nhiệm nói riêng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công nhiệm vụ tư vấn tâm lí. Từ đó, giáo viên chủ nhiệm cần có một số kĩ năng tư vấn tâm lí cơ bản sau: Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng xử lí thông tin; Kĩ năng thấu hiểu học sinh; Kĩ năng phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường; Kĩ năng hỗ trợ tìm kiếm giải pháp; Kĩ năng đánh giá. Giáo viên thực hiện tốt công tác tư vấn tâm lí cho học sinh sẽ góp phần hoàn thiện nhân cách của các em và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các nhà trường.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 375
Bài viết phân tích thực trạng năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong các trường trung học phổ thông công lập ở tỉnh Bắc Ninh. Dựa trên kết quả khảo sát 326 cán bộ quản lí và giáo viên ở các trường trung học phổ thông của tỉnh Bắc Ninh cho thấy những năng lực lãnh đạo được đánh giá cao nhất là: Xây dựng kế hoạch lãnh đạo đơn vị; Giao tiếp trong quản lí lãnh đạo đơn vị; Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lí lãnh đạo đơn vị. Những năng lực có mức độ đánh giá thấp nhất là: Năng lực sử dụng tiếng nước ngoài; Năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục, quản lí giáo dục; Năng lực sử dụng công nghệ thông tin. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích các nguyên nhân của thực trạng để làm cơ sở định hướng giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo cho nữ cán bộ trường trung học phổ thông.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 515
Cộng hòa Liên bang Đức đã xây dựng chương trình tổng thể chung cho toàn liên bang. Căn cứ vào đó, từng bang dạy học, đánh giá theo chuẩn và yêu cầu chương trình giáo dục mỗi bang phải đảm bảo đạt được chuẩn chung. Việc mô tả các bậc năng lực cho từng môn học trong chương trình giáo dục phổ thông ở Đức cần phối kết hợp cả ba phương diện: Các lĩnh vực năng lực; Tính phức hợp của nội dung và đối tượng; Các mức độ khác nhau của quá trình nhận thức. Nước Đức xác định xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng năng lực; chú trọng mạch kiến thức chủ đạo; tăng cường phân hóa; coi trọng dạy học tích hợp, liên môn; xác định khung/chuẩn trình độ đào tạo; chuyển sang chương trình mở; tăng quyền tự chủ về chương trình cho các nhà trường; phù hợp với định hướng phát triển quốc gia. Những kinh nghiệm phát triển chương trình giáo dục của Cộng hòa Liên bang Đức là bài học quý báu cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 của Việt Nam.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 333
Bài viết phân tích những vấn đề học được từ kết quả đánh giá quốc tế PISA 2012 và 2015 về giáo dục môn Toán trung học ở Việt Nam. Theo tác giả bài viết, học sinh trung học Việt Nam đã chứng tỏ được năng lực nắm bắt những kĩ năng nhận thức toán học cơ bản trong giải quyết các vấn đề thực tế theo bối cảnh. Giáo viên dạy Toán ở Việt Nam có kiến thức toán cơ sở vững chắc và biết cách phát triển tư duy toán học cho học sinh. Từ những nhận định của thế giới, tác giả mô tả, minh chứng, đưa ra các dữ liệu đáng tin cậy để phân tích về tiềm năng của học sinh và giáo viên dạy môn Toán Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho nền kinh tế tri thức.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,138
Đội ngũ giáo viên mầm non là yếu tố quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ dưới 3 tuổi, rất cần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non thực hiện nuôi, dạy trẻ độ tuổi này. Bài viết phân tích thực trạng, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non làm việc với trẻ em dưới 3 tuổi, từ đó đưa ra một số khuyến nghị để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này ở Việt Nam.