Danh sách bài viết

Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 333
Bài viết phân tích những vấn đề học được từ kết quả đánh giá quốc tế PISA 2012 và 2015 về giáo dục môn Toán trung học ở Việt Nam. Theo tác giả bài viết, học sinh trung học Việt Nam đã chứng tỏ được năng lực nắm bắt những kĩ năng nhận thức toán học cơ bản trong giải quyết các vấn đề thực tế theo bối cảnh. Giáo viên dạy Toán ở Việt Nam có kiến thức toán cơ sở vững chắc và biết cách phát triển tư duy toán học cho học sinh. Từ những nhận định của thế giới, tác giả mô tả, minh chứng, đưa ra các dữ liệu đáng tin cậy để phân tích về tiềm năng của học sinh và giáo viên dạy môn Toán Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho nền kinh tế tri thức.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,138
Đội ngũ giáo viên mầm non là yếu tố quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ dưới 3 tuổi, rất cần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non thực hiện nuôi, dạy trẻ độ tuổi này. Bài viết phân tích thực trạng, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non làm việc với trẻ em dưới 3 tuổi, từ đó đưa ra một số khuyến nghị để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này ở Việt Nam.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 575
Bài viết đề cập đến vấn đề khái quát hóa và trừu tượng hóa trong Toán cao cấp. Trong bài, tác giả phân tích: 1/ Các quá trình khái quát hóa và trừu tượng hóa khi hình thành kiến thức nói chung, khái niệm nói riêng trong Toán cao cấp; 2/ Những trở ngại và cách thức vượt qua khi tiến hành các quá trình đó; 3/ Cách tiếp cận sự phân loại khái quát hóa, trừu tượng hóa về mặt nhận thức và một số phương hướng nhằm phát triển từng loại khái quát hóa trong dạy học kiến thức Toán cao cấp ở bậc đại học. Theo tác giả bài viết, khái quát hóa và trừu tượng hóa được xem là hai thao tác quan trọng nhất trong quá trình hình thành các khái niệm Toán cao cấp. Chúng liên quan mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau trong quá trình phát sinh, phát triển trí tuệ của người học, đặc biệt đối với sinh viên ngành Sư phạm Toán học ở bậc đại học. Có thể xem khái quát hóa là chặng đường mở đầu và trừu tượng hóa là chặng đường kết thúc trong hành trình tới chân lí của một kiến thức Toán cao cấp nói chung hay một khái niệm Toán học cao cấp nói riêng.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 512
Giáo dục pháp luật cho học sinh trung học là nhiệm vụ lớn của ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung và của giáo viên dạy học môn Giáo dục công dân trong các nhà trường phổ thông nói riêng. Thực tiễn giáo dục pháp luật hiện nay ở các nhà trường cho thấy hiệu quả của công tác này chưa cao, trong đó có những nguyên nhân liên quan đến nội dung và phương pháp dạy học bộ môn. Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo hứa hẹn nhiều thay đổi tích cực trong chương trình môn Giáo dục công dân để đáp ứng yêu cầu mới của thực tiễn đất nước. Từ thực tế đó, bài viết đề xuất một số nguyên tắc, nội dung và phương pháp dạy học cần ưu tiên khi xây dựng chương trình môn Giáo dục công dân nhằm đưa thực tiễn giáo dục pháp luật cho học sinh đi vào thực chất.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 500
Trắc nghiệm NEO-PI-R được xây dựng dựa trên nguyên lí mô hình 5 nhân tố lớn của nhân cách: Nhiễu tâm, hướng ngoại, cởi mở, đồng thuận và tận tâm. Bài viết trình bày cơ sở lí luận về nhân cách, phong cách học tập cùng với kết quả nghiên cứu tìm hiểu mối tương quan giữa đặc điểm nhân cách và phong cách học tập trên 228 sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Những hiểu biết về đặc điểm nhân cách và phong cách học tập của sinh viên cùng mối liên hệ giữa hai biến nghiên cứu này sẽ là cơ sở để lựa chọn các hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với từng nhóm người học.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 410
Giáo dục công dân được giới thiệu dưới dạng một môn học vào năm 2002 và trở thành một môn học bắt buộc năm 2014 ở các giai đoạn 3 và 4 (độ tuổi 11-16) trong chương trình giáo dục quốc gia của nước Anh. Trong chương trình giáo dục của Anh, mục đích của môn Giáo dục công dân là nhằm giúp học sinh học tập, tìm hiểu về các quá trình chính trị, về dân chủ, thấm nhuần giá trị quốc gia, các cam kết đối với đất nước. Học sinh cũng được đào tạo tri thức về văn hoá, các nền tảng xã hội. Chương trình Giáo dục công dân của Anh chú trọng đến phương diện, cách thức của cộng đồng tham gia vào quá trình dạy và học Giáo dục công dân trong nhà trường và tăng cường sự gắn kết của học sinh với cộng đồng. Bài viết đề cập đến các vấn đề về: 1/Lịch sử ra đời Giáo dục công dân dưới dạng một môn học; 2/ Mục đích và cách thức đánh giá học sinh trong môn Giáo dục công dân ở nước Anh; 3/ Cách phân chia mức độ để đánh giá kết quả học tập học sinh trong môn Giáo dục công dân giai đoạn 3 (11-14 tuổi).
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 9,346
Bài viết phân tích một số vấn đề về phát triển chương trình giáo dục nhà trường. Theo tác giả, chương trình giáo dục nhà trường là kế hoạch giáo dục ở nhà trường, trong đó cụ thể hóa nội dung và cách thức triển khai chương trình chung (chương trình quốc gia) phù hợp với thực tiễn của địa phương, của nhà trường trên cơ sở đảm bảo yêu cầu chung của chương trình quốc gia; Cụ thể hóa những hướng dẫn chương trình của địa phương; Xác định nội dung, cách thức, kế hoạch thực hiện, phản ánh đặc trưng và phù hợp với thực tiễn nhà trường, những yêu cầu, thành tựu hiện đại (về khoa học giáo dục, công nghệ, ...) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển các phẩm chất, năng lực của người học, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục. Chương trình giáo dục nhà trường bao gồm các yếu tố của chương trình quốc gia, đồng thời bổ sung các yếu tố giáo dục khác được xác định tại địa phương hay nhà trường. Phát triển chương trình giáo dục nhà trường tạo cơ hội thúc đẩy phát triển năng lực cho nhà trường và đội ngũ giáo viên, làm cho nghề dạy học có tính chuyên môn cao hơn. Để thực hiện có hiệu quả định hướng này đòi hỏi các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách và điều kiện đảm bảo, đồng thời xác định mức độ, bước đi thích hợp.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 411
Bài viết trình bày cách thức tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học Toán theo hướng tiếp cận thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner. Theo đó, giáo viên xây dựng các hình thức hoạt động nhóm trên cơ sở đáp ứng được mục đích yêu cầu bồi dưỡng những thành tố đặc trưng của năng lực cốt lõi đã đặt ra đối với học sinh như: Hoạt động nhóm gồm nhiều học sinh; Hoạt động theo mô hình nhân đôi; Hoạt động trà trộn - kết hợp nhóm tự do - không ổn định; Hoạt động theo mô hình nhóm chuyên gia; Hoạt động theo nhóm cặp đôi. Qua đó, bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh và góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hợp tác trong chương trình giáo dục phổ thông.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,255
Phát triển năng lực tự học là mục tiêu hướng tới việc đổi mới phương pháp dạy và học đang đặt ra trong các trường đại học. Việc tự học của sinh viên giữ vai trò rất quan trọng. Nó là nhân tố trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học. Bên cạnh đó, tự học còn góp phần nâng cao hoạt động trí tuệ của sinh viên trong việc tiếp thu và hiểu tri thức mới, rèn luyện cho sinh viên có cách suy nghĩ độc lập, sáng tạo, cách giải quyết các vấn đề, đồng thời tạo ra những con người năng động, độc lập nhằm đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bài viết trình bày một số khái niệm cơ bản về kĩ năng tự học và đưa ra một số biện pháp phát triển kĩ năng tự học cho sinh viên.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 539
Sử dụng kênh hình là công cụ, là điều kiện quan trọng của quá trình nhận thức, là một loại phương tiện truyền thông có hiệu quả cao vừa tạo ra hình ảnh trực quan cho đối tượng nhận thức vừa chứa đựng một nguồn tri thức rất lớn, phản ánh bản chất của các đối tượng địa lí. Do vậy, việc sử dụng kênh hình là phương pháp đặc trưng, tích cực trong dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông, giúp học sinh nhận thức và giải quyết được các vấn đề đặt ra, chiếm lĩnh tri thức mới một cách dễ dàng và khoa học. Bài viết phân tích cơ sở khoa học về triết học, tâm lí học và khả năng truyền thông của kênh hình trong dạy học Địa lí ở nhà trường phổ thông. Đặc biệt, bài viết đã làm rõ vai trò, sự cần thiết của của kênh hình trong quá trình nhận thức đối tượng địa lí ở cả giai đoạn cảm tính và lí tính.