THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TRƯỜNG PHỔ THÔNG TƯ THỤC Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TRƯỜNG PHỔ THÔNG TƯ THỤC Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Trương Tấn Đạt truongtandat@dthu.edu.vn Trường Đại học Đồng Tháp 783 Phạm Hữu Lầu, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam
Trần Quốc Giang* giangtq@pathway.edu.vn Trường Đại học Đồng Tháp 783 Phạm Hữu Lầu, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam
Tóm tắt: 
Bài viết tập trung phân tích thực trạng quản trị tại các trường phổ thông tư thục ở vùng Đông Nam Bộ, với mục tiêu làm rõ những thách thức mà hệ thống giáo dục tư thục trong khu vực đang phải đối mặt. Thông qua các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu, nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ nhiều nhóm đối tượng, bao gồm cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh và học sinh. Kết quả cho thấy, mặc dù hệ thống trường tư thục đang trên đà phát triển nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác quản lí và tổ chức giáo dục. Những vấn đề nổi bật bao gồm sự thiếu đồng bộ trong quản lí nhân sự, hạn chế về nguồn lực công nghệ và đặc biệt là sự thiếu hụt trong các dịch vụ hỗ trợ tâm lí, hướng nghiệp cho học sinh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy và sự phát triển toàn diện của học sinh. Nghiên cứu kết luận rằng, để nâng cao hiệu quả quản trị, các trường cần tập trung cải thiện quy trình quản lí, đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường các hoạt động hỗ trợ học sinh và giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền giáo dục hiện đại.
Từ khóa: 
quản trị trường phổ thông
phổ thông tư thục
Đông Nam Bộ
quản lí giáo dục
chiến lược phát triển trường học
thực trạng quản trị.
Tham khảo: 

[1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng, (04/11/2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2021), Thông tư số 40/2021/ TT-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục, Hà Nội.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2020), Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.

[4] Chính phủ, (2024), Nghị định số 125/2024/NĐ-CP về Điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, Hà Nội

[5] P. Hallinger and D. A. Bryant, (2013), Mapping the terrain of educational leadership and management in East Asia, Journal of Educational Administration, vol. 51, no. 5, pp. 618-637

[6] M. Friedman, E. Danforth, and M. Kornbluh, (2014), Parental involvement in public and private schools: Parent perceptions, Journal of School Choice, vol. 8, no. 1, pp. 88-117.

[7] C. Lubienski and S. T. Lubienski, (2014), The public school advantage: Why public schools outperform private schools, Chicago: University of Chicago Press.

[8] M. Clark, (2004), The evolution of private education policies in the United States, Journal of Education Policy, vol. 19, no. 4, pp. 467-487.

[9] T. M. Phương, (2020), Quản trị trường trung học cơ sở ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay, Luận án Tiến sĩ Quản lí Giáo dục, Học viện Quản lí Giáo dục

[10] Nguyễn V. Cao, (2020), Quản lí trường trung học phổ thông ngoài công lập ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

[11] N. T. Hương, (4/2019), Quản trị trường học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, vận dụng kiến thức trong thời kì cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 16, tr.1.

[12] Đ. Q. Bảo, T. X. Bách, and N. T. Hương, (2021), Lãnh đạo - Quản lí - Quản trị trường mầm non - Trường tiểu học - Trường trung học trong bối cảnh đổi mới giáo dục, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội

[13] P. B. Thủy, (4/2020), Phát triển năng lực quản trị cho cán bộ quản lí trường phổ thông để thực hiện đổi mới giáo dục, Tạp chí Khoa học Quản lí Giáo dục, vol. 04, no. 28, tr. 1.

[14] I. Dag, (2015), An overview and comparison of Turkish public schools and private schools, Journal of Education and Training Studies, vol. 3, no. 6, pp. 191-196

[15] M. D. Shakeel, P. J. Wolf, and D. Ravitch, (2016), The effects of school choice on student achievement: A meta-analysis, Journal of Policy Analysis and Management, vol. 35, no. 4, pp. 848-876.

[16] T. Cobbold, (2015), A review of academic studies of public and private school outcomes in Australia, Save Our Schools

[17] M. Friedman, E. Danforth, and M. Kornbluh, (2014), Parental involvement in public and private schools: Parent perceptions, Journal of School Choice, vol. 8, no. 1, pp. 88-117

[18] A. Poole, Y. Liujinya, and S. Yue, (2022), We’re away from everything’: Understanding the struggles faced by internationalised schools in non-urban contexts in China, Sage Open, vol. 12, no. 1

Bài viết cùng số