BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC, TỈNH AN GIANG

Nguyễn Bách Thắng nbthang@agu.edu.vn Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Số 18 Ung Văn Khiêm, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Việt Nam
Tóm tắt: 
Quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở là một yếu tố then chốt đáp ứng theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Mục đích nghiên cứu là quản lí hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố Châu Đốc. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu 40 cán bộ quản lí và 240 giáo viên của 10 trường trung học cơ sở và tập trung vào các lĩnh vực: 1) Thực trạng lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; 2) Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; 3) Thực trạng chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang; 4) Thực trạng kiểm tra hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường trung học cơ sở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Kết hợp với kết quả phỏng vấn sâu cán bộ quản lí và giáo viên các trường trung học cơ sở cho thấy những hạn chế trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Qua đó, đề xuất với các cấp lãnh đạo 04 biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Từ khóa: 
quản lí
biện pháp
Hoạt động bồi dưỡng
giáo viên trung học cơ sở
thành phố Châu Đốc.
Tham khảo: 

[1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng, (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013, của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2020), Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

[4] Darling-Hammond, L., Burns, D., Campbell, C., Goodwin, A. L., Low, E. L., & McIntyre, A. (2019), Empowered Educators in Singapore: How HighPerforming Systems Shape Teaching Quality. John Wiley & Sons.

[5] Đặng Văn Hải (2022). Thực trạng và giải pháp quản lí bồi dưỡng giáo viên theo hướng phát triển năng lực tại các trường THPT khu vực Tây Nam Bộ, NXB Đại học Cần Thơ

[6] Gore, J. M., Lloyd, A., Smith, M., Bowe, J., Ellis, H., & Lubans, D. R. (2021). Effects of Professional Development on the Quality of Teaching: Results from a Randomized Controlled Trial of Quality Teaching Rounds. Teaching and Teacher Education, 101, 103286.

[7] Jensen, B., Sonnemann, J., Roberts-Hull, K., & Hunter, A. (2019), Beyond PD: Teacher Professional Learning in High-Performing Systems. National Center on Education and the Economy.

[8] Kennedy, M. M. (2019), How Does Professional Development Improve Teaching?Review of Educational Research, 89(4), 645-674

[9] Nguyễn Thị Mĩ Lệ (2019), Quản lí công tác bồi dưỡng giáo viên tại các trường trung học phổ thông tỉnh Bình Dương, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết cùng số