Thực trạng cảm nhận hạnh phúc về nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở tỉnh Nam Định trong giai đoạn thực thi Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Thực trạng cảm nhận hạnh phúc về nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở tỉnh Nam Định trong giai đoạn thực thi Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Phạm Thị Hồng Thắm thampth@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Trong giai đoạn Việt Nam đang tiến hành một cuộc cải cách giáo dục lớn như hiện nay thì cảm nhận hạnh phúc của giáo viên là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá tính hiệu quả của sự thay đổi chương trình giáo dục. Điều tra ban đầu về hiệu ứng tích cực của công cuộc đổi mới này đã được tác giả thực hiện thông qua cuộc khảo sát trên quy mô tỉnh Nam Định và kết quả thu được cũng cho thấy những nguồn thông tin đa chiều. Ngoài những thông tin tích cực thì vẫn có những thông tin còn đặt ra nhiều câu hỏi cho các cấp lãnh đạo còn cần phải lưu tâm. Kết quả điều tra cho thấy, giáo viên đang cảm thấy “Công việc là có ý nghĩa” chỉ nhận được điểm số 3.10/5 điểm, là điểm số thấp nhất trong các tiêu chí đánh giá. Ngoài ra, tỉ lệ giáo viên “hoàn toàn không tin” và “có chút không tin” vào niềm tin hạnh phúc trong tương lai vẫn còn chiếm tỉ lệ tương đối lớn (24.4%). Tuy vậy, với một số tiêu chí khác như “Hài lòng với vị trí hiện tại” lại có điểm số đánh giá cao hơn (4.05/5 điểm), “Cảm thấy có động lực với công việc” đạt 4.11/5 điểm. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả hi vọng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có những động thái giúp giáo viên nâng cao hơn cảm nhận hạnh phúc nghề nghiệp.
Từ khóa: 
Feeling of happiness
Reality
secondary school teachers.
Tham khảo: 

[1] Bùi Văn Vân - Nguyễn Thị Hằng Phương, (2018), Thực trạng mức độ hạnh phúc của cán bộ, viên chức thuộc Đại học Đà Nẵng, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, tr.109- 112.

[2] Nguyễn Thị Bình, (2012), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước mã số 01-2010 do nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình chủ nhiệm và Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam (Vietnam Peace and Development Foundation) chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện

[3] Phạm Thị Phương Thức, (2020). Giải pháp giảm áp lực học tập cho học sinh Trung học phổ thông, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Đề tài B2018.VKG.02, tr.36- 37.

[4] Vũ Thị Thanh Hương, (2012), Nhu cầu ngoại ngữ và thái độ của công chức đối với chính sách ngoại ngữ hiện nay ở Việt Nam, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8, tr.13-25.

[5] Phan Mai Hương, (2014), Cảm nhận hạnh phúc của người nông dân, Tạp chí Tâm lí học (số 8), tr.28-40.

[6] Pham Thi Hong Tham, (2019), Investigation and Analysis on the Development of Chinese Teachersin Vietnam University, Journal of Education and e-Learning Research, 6(2), p.69-75

[7] Hoàng Thị Trang, (2015), Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[8] Trần Văn Chánh, (2001), Từ điển Hán Việt, NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh

[9] Phạm Quang Trung, (2020), Thực trạng chất lượng và đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cơ sở, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

[10] Lê Ngọc Văn, (2019), Hạnh phúc của người Việt Nam - Khái niệm, cách tiếp cận và chỉ số đánh giá, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài viết cùng số