Mối quan hệ giữa các thành tố trong hoạt động phối hợp giáo dục đạo đức học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung học cơ sở: Nghiên cứu tại thành phố Thủ Đức

Mối quan hệ giữa các thành tố trong hoạt động phối hợp giáo dục đạo đức học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung học cơ sở: Nghiên cứu tại thành phố Thủ Đức

Dư Thống Nhất* nhatdt@hcmue.edu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyễn Thị Mỹ Lệ le567tp@gmail.com Trường Trung học cơ sở Tân Phú 119 Nam Cao, phường Tân Phú, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tóm tắt: 
Bài viết trình bài kết quả khảo sát mối quan hệ giữa các thành tố trong hoạt động phối hợp giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh trên 167 cán bộ quản lí và giáo viên các trường trung học cơ sở ở thành phố Thủ Đức. Mục đích của nghiên cứu là xác định mức độ tương quan giữa các thành tố trong phối hợp giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở. Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng. Kết quả cho thấy, các thành tố: Lập kế hoạch phối hợp, Tổ chức phối hợp, Chỉ đạo phối hợp, Kiểm tra - Đánh giá việc phối hợp, Mục tiêu phối hợp, Nội dung phối hợp, phương thức phối hợp, Điều kiện hỗ trợ phối hợp, có mối tương quan dương cao với nhau trong hoạt động phối hợp giáo dục đạo đức học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung học cơ sở
Từ khóa: 
Collaborative activities
moral education
lower secondary school students.
Tham khảo: 

[1] Ban Chấp hành Trung ương, (04/11/2013), Nghị quyết số 29-NQ /TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (22/8/2018b), Thông tư số 20 /2018/TT-BGDĐT, ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, Hà Nội.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (20/7/2018a), Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT, ban hành quy định Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, Hà Nội.

[4] Quốc hội, (14/6/2019), Luật Giáo dục số 43/2019/ QH14.

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (15/9/2020), Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT, ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà Nội.

[6] Bryan, J., & Henry, L, (2012), A model for building school–family–community partnerships: Principles and process, Journal of Counseling & development, 90(4), p.408-420.

[7] Võ Ngọc Thúy Như, (2020), Quản lí hoạt động phối hợp giáo dục học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh tại các trường tiểu học quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ

[8] Hoàng Anh Tuấn, (2021), Một số biện pháp phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội của hiệu trưởng trường trung học phổ thông, Trường Đại học Vinh: Tạp chí Khoa học, số 1B, tr. 85-91.

[9] Nguyễn Thị Ngọc Liên, (2019), Mối quan hệ gia đình, nhà trường và cộng đồng trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh - phân tích từ lí thuyết của Joyce Epstein. Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, tr. 67-72.

[10] Lê Thị Lâm, (2013), Biện pháp của hiệu trưởng trong quản lí giáo dục đạo đức học sinh Trung học cơ sở Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ.

[11] Hinkle, D. E., Wiersma, W., & Jurs, S. G, (2003), Applied statistics for the behavioral sciences 5th ed., Houghton Mifflin College Division.

[12] Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008), Phân tích dữ liệu với SPSS: Tập 1, NXB Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

[13] Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., & Anderson, R. E, (2010), Multivariate Data Analysis. Prentice-Hall International, Inc.

Bài viết cùng số