Đo lường khả năng trí tuệ của học sinh Việt Nam theo thuyết đa nhân tố của Sternberg

Đo lường khả năng trí tuệ của học sinh Việt Nam theo thuyết đa nhân tố của Sternberg

Trần Huy Hoàng hoangth@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Đặng Xuân Cương cuongdx@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thị Hương huongnt@vnies.edu.vn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 101 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt: 
Thuyết đa nhân tố của Sternberg đã được sử dụng rộng rãi nhằm đo lường các khía cạnh khác nhau của trí tuệ, bao gồm trí tuệ phân tích, sáng tạo và thực tiễn. Bài viết giới thiệu việc xây dựng và thử nghiệm công cụ đo lường khả năng trí tuệ của học sinh Việt Nam. Dựa vào thuyết đa nhân tố của Sternberg, một khung đo lường khả năng trí tuệ của học sinh đã được đề xuất, bao gồm 3 nhân tố: Phân tích, Sáng tạo, Thực tiễn được đo lường qua các nội dung Logic - Toán, Ngôn ngữ, Giải quyết vấn đề, Sáng tạo xuyên suốt 3 lĩnh vực: Lời nói, Định lượng và Hình tượng không gian và bộ công cụ đo lường trí tuệ được thiết kế với các câu hỏi đo lường từng nội dung này. Kết quả thử nghiệm trên 1.283 học sinh lớp 5, lớp 9, lớp 11 tại 3 tỉnh: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và Thừa Thiên Huế đã cho thấy, lí thuyết ứng đáp câu hỏi (IRT) có thể được sử dụng để đánh giá chất lượng câu hỏi trong bộ công cụ và để tính toán các chỉ số trí tuệ chung cũng như các chỉ số trí tuệ theo từng nhân tố. Kết quả chỉ ra rằng, mặc dù sẽ cần chỉnh sửa nhưng các câu hỏi được thiết kế cơ bản đáp ứng được các yêu cầu về mặt đo lường. Phương pháp tính toán chỉ số được lựa chọn có thể cung cấp các thông tin hữu ích về khả năng trí tuệ của học sinh Việt Nam.
Từ khóa: 
Sternberg’s triarchic theory of intelligence
measurement tool
analytical
Creative
practical intelligence.
Tham khảo: 

[1] Kreutzer, J., DeLuca, J., & Caplan, B, (2020), Encyclopedia of Clinical Neuropsychology: Cham: Springer International Publishing: Imprint: Springer

[2] Gardner, H, (1983), Frames of mind: The theory of multiple intelligences, New York: Basic Books

[3] Guilford, J. P, (1967), The nature of human intelligence, New York: McGraw-Hill.

[4] Spearman, C, (2005), The nature of “intelligence” and the principles of cognition, New York: Arno Press.

[5] Sternberg, R. J, (1985), Beyond IQ: A triarchic theory of human intelligence, New York: Cambridge University Press

[6] Weng-Tink Chooi, Holly E. Long and Lee A. Thompson, (2014), The Sternberg Triarchic Abilities Test (Level-H) is a Measure of g, Journal of Intelligence, Volume 2, Number 3, pp. 56-67(12)

[7] Wilson, M, (2005), Constructing measures: An item response modeling approach, Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum Associates.

[8] Nguyễn Công Khanh (chủ nhiệm), (2010), Nghiên cứu chỉ số thông minh (IQ) của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội.

[9] Nguyễn Huy Tú, (2010), Mức độ sáng tạo của học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay, Tạp chí Giáo dục, số 233, tr. 6, 60.

[10] Nguyễn Huy Tú, (2010), Trắc nghiệm tâm lí học và ứng dụng vào đánh giá toàn diện học sinh ở Việt Nam, Tạp chí Giáo dục, số 229, tr.14-16

[11] Nguyễn Huy Tú, (2000), Trí tuệ cảm xúc - Bản chất và phương pháp chuẩn đoán, Thông tin Khoa học Giáo dục, số 80, tr.16-18.

[12] Trần Kiều, (2005), Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số IQ, EQ, CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đề tài Nhà nước, mã số KX-05-06.

Bài viết cùng số