Danh sách bài viết

Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 4,189
Thuyết đa nhân tố của Sternberg đã được sử dụng rộng rãi nhằm đo lường các khía cạnh khác nhau của trí tuệ, bao gồm trí tuệ phân tích, sáng tạo và thực tiễn. Bài viết giới thiệu việc xây dựng và thử nghiệm công cụ đo lường khả năng trí tuệ của học sinh Việt Nam. Dựa vào thuyết đa nhân tố của Sternberg, một khung đo lường khả năng trí tuệ của học sinh đã được đề xuất, bao gồm 3 nhân tố: Phân tích, Sáng tạo, Thực tiễn được đo lường qua các nội dung Logic - Toán, Ngôn ngữ, Giải quyết vấn đề, Sáng tạo xuyên suốt 3 lĩnh vực: Lời nói, Định lượng và Hình tượng không gian và bộ công cụ đo lường trí tuệ được thiết kế với các câu hỏi đo lường từng nội dung này. Kết quả thử nghiệm trên 1.283 học sinh lớp 5, lớp 9, lớp 11 tại 3 tỉnh: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và Thừa Thiên Huế đã cho thấy, lí thuyết ứng đáp câu hỏi (IRT) có thể được sử dụng để đánh giá chất lượng câu hỏi trong bộ công cụ và để tính toán các chỉ số trí tuệ chung cũng như các chỉ số trí tuệ theo từng nhân tố. Kết quả chỉ ra rằng, mặc dù sẽ cần chỉnh sửa nhưng các câu hỏi được thiết kế cơ bản đáp ứng được các yêu cầu về mặt đo lường. Phương pháp tính toán chỉ số được lựa chọn có thể cung cấp các thông tin hữu ích về khả năng trí tuệ của học sinh Việt Nam.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 4,377
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một khâu quan trọng trong hoạt động đào tạo. Đánh giá đúng, khách quan kết quả học tập của sinh viên sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập các học phần của sinh viên hệ chính quy bậc Đại học nhằm chỉ ra các thế mạnh đã đạt được để tiếp tục phát huy, chỉ ra các hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp cải tiến công tác này tại Trường Đại học Xây dựng. Việc nghiên cứu thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các học phần của sinh viên hệ chính quy bậc Đại học được thực hiện thông qua việc phát phiếu hỏi tới 279 đối tượng là giáo viên, sinh viên và phỏng vấn sâu đối với các cán bộ quản lí trong Trường Đại học Xây dựng với các nội dung liên quan đến việc thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các học phần theo các quy định được Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Trường Đại học Xây dựng đã ban hành.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 4,430
Bài viết phân tích các khái niệm học tập tự định hướng thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là phân tích tài liệu thứ cấp về học tập tự định hướng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có nhiều khái niệm khác nhau về học tập tự định hướng theo ba hướng tiếp cận chính là tiếp cận theo cá nhân, tiếp cận theo quá trình và kết hợp cả hai tiếp cận trên. Trong các khái niệm về học tập tự định hướng, khái niệm của Knowles (1975) được chấp nhận rộng rãi nhất với các yếu tố: 1/ Học tập tự định hướng là một quá trình; 2/ Do cá nhân thực hiện; 3/ Có thể có hoặc không cần sự hỗ trợ của người khác; 4/ Người học xác định nhu cầu học tập; 5/ Xác định mục tiêu học tập; 6/ Chủ động các nguồn lực cần thiết để đạt các mục tiêu học tập; 7/ Lựa chọn và thực hiện các chiến lược học tập phù hợp; 8/ Đánh giá kết quả học tập của bản thân. Điểm chung trong các khái niệm về học tập tự định hướng là xác định rõ vai trò chủ động, đề cao trách nhiệm của người học trong quá trình học tập. Kết quả nghiên cứu và các khuyến nghị được đề xuất nhằm thúc đẩy học tập tự định hướng và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, đáp ứng mục tiêu giáo dục và nhu cầu học tập của người học.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,873
Phát triển năng lực tư duy logic cho học sinh là một trong những yêu cầu cấp thiết của giáo dục phổ thông. Việc phát triển năng lực này trong dạy học Hoá học có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Song, sử dụng bài tập Hóa học hữu cơ được xem là một biện pháp hiệu quả. Qua khảo sát việc dạy học Hóa học ở các trường trung học phổ thông vùng Đông Nam Bộ cho thấy giáo viên còn hạn chế sử dụng bài tập hóa học hữu cơ để tổ chức cho học sinh tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề đặt ra. Qua đó phát triển được năng lực tư duy logic. Bài viết đề cập đến vấn đề sử dụng bài tập Hóa học hữu cơ trong dạy học để phát triển năng lực tư duy logic cho học sinh ở trường trung học phổ thông.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 4,690
Nhằm tìm hiểu thực trạng vấn đề lo âu học tập và mối liên hệ của nó với rối loạn lo âu, bài báo phân tích kết quả khảo sát trên 262 khách thể là các học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội được tiến hành vào tháng 7 năm 2020. Công cụ khảo sát bao gồm thang sàng lọc lo âu (GAD-7), thang đánh giá lo âu học tập, được xây dựng từ việc kết hợp thang AAI của Rachel G. Pizzie & David J. M. Kraemer (2019) và thang FLCAS của Horwitz và cộng sự (1986). Kết quả cho thấy có sự khác biệt về mức độ lo âu học tập giữa các học sinh xét trên tiêu chí học lực và thứ tự sinh, lo âu học tập và các khía cạnh của lo âu học tập đều có mối tương quan thuận chiều ở mức tương đối mạnh với rối loạn lo âu
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 4,241
: Giáo dục cho sinh viên các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một việc làm vô cùng cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sinh viên Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ - những giáo viên ngoại ngữ trong tương lai vốn có lợi thế về ngoại ngữ để giao lưu, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Bài viết cung cấp cơ sở lí luận cho việc giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, trong đó có đề cập đến quá trình hình thành giá trị văn hóa truyền thống, các đặc điểm tâm sinh lí của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, khái niệm giáo dục giá trị văn hóa truyền thống và các thành tố của quá trình giáo dục giá trị văn hóa truyền thống.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 5,167
Phát triển lời nói mạch lạc góp phần hình thành, tích lũy và mở rộng vốn hiểu biết, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh một cách đầy đủ, chính xác hơn. Lời nói không chỉ làm phong phú đời sống tinh thần mà còn có vai trò giao tiếp, là phương tiện giúp trẻ tham gia vào môi trường xã hội. Ngôn ngữ nói chung, lời nói mạch lạc nói riêng là điều kiện cần thiết thúc đẩy tư duy phát triển, chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường phổ thông. Để quá trình giáo dục phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ được hiệu quả, ngoài linh hoạt trong quá trình tổ chức các hoạt động và sử dụng biện pháp giáo dục phù hợp, sáng tạo thì đánh giá có vai trò rất quan trọng. Đánh giá cung cấp cho giáo viên hiểu mức độ phát triển lời nói mạch lạc cũng như sự tiến bộ của trẻ trong lời nói, từ đó có những tác động sư phạm đối với từng đối tượng trẻ. Bài viết nghiên cứu, xây dựng tiêu chí cụ thể cùng với các biểu hiện làm cơ sở đánh giá sự phát triển lời nói mạch lạc dạng độc thoại cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,772
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu: So sánh quốc tế, hồi cứu, tổng hợp, phân tích tài liệu, bài viết trình bày về mô hình quản lí dựa vào nhà trường trong trường phổ thông trên thế giới. Các nội dung nghiên cứu tập trung vào phân tích các thành tố của mô hình bao gồm: tổ chức hoạt động, tự chủ tài chính, nhân sự, chuyên môn trong quá trình vận hành mô hình. Qua đó, bài viết đưa ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 4,000
Văn bản đa phương thức là văn bản có sự phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện khác như kí hiệu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh, âm thanh, để cùng hướng tới phản ánh một ý nghĩa nào đó. Chương trình Ngữ văn 2018 đã đưa văn bản đa phương thức vào nội dung dạy học (bao gồm cả dạy tiếp nhận và tạo lập), đây là một điểm mới so với Chương trình Ngữ văn hiện hành (2006). Trong chương trình này, yêu cầu cần đạt về viết, nói văn bản đa phương thức chỉ xuất hiện ở một số lớp, giới hạn ở loại văn bản thông tin và nghị luận. Bài viết đưa ra những đề xuất mang tính khái quát về quy trình, biện pháp dạy học tạo lập văn bản đa phương thức theo Chương trình Ngữ văn 2018.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 646
Trong bộ môn Vật lí, thực hành thí nghiệm là hoạt động không thể thiếu trong quá trình nhận thức Vật lí của học sinh. Thông qua việc thực hiện hoặc quan sát thí nghiệm, học sinh phát triển khả năng tìm tòi, khám phá các định luật, hiện tượng vật lí, làm tăng sự hứng thú và phát triển khả năng liên hệ kiến thức hàn lâm ra ngoài cuộc sống. Qua điều tra thực trạng dạy học Vật lí tại một số trường trung học phổ thông cho thấy, học sinh vẫn chưa được tiếp xúc thường xuyên với thí nghiệm trong quá trình học tập, nhất là rất hạn chế trong việc được làm thí nghiệm trực tiếp. Do vậy, năng lực thực nghiệm của học sinh rất hạn chế. Vì thế, chúng tôi đưa ra giải pháp để tăng cường năng lực thực nghiệm của học sinh trong quá trình học bằng cách: Tổ chức hoạt động học tập để học sinh có cơ hội cải tiến, thiết kế, chế tạo bộ thí nghiệm và học sinh tự làm thí nghiệm khảo sát hoặc kiểm nghiệm các định luật trên chính bộ thí nghiệm mà học sinh đã chế tạo. Quá trình thực nghiệm sư phạm áp dụng minh hoạ cho nội dung dạy học “Các định luật chất khí” thông qua dạy học dự án cho thấy rằng, giải pháp đã thiết kế đảm bảo tính khả thi và hiệu quả, phù hợp với điều kiện dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông hiện nay mà vẫn đảm bảo được mục tiêu đặt ra là phát triển năng lực thực nghiệm cũng như hệ thống năng lực, phẩm chất trong mục tiêu giáo dục chung.