Danh sách bài viết

Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 4,534
Xây dựng kế hoạch giáo dục (KHGD) giúp các nhà trường chủ động thực hiện chương trình giáo dục một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường cũng như phát triển năng lực học sinh (HS). Tính đến năm 2022, Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 đã và đang triển khai ở lớp 1, 2, 3, 6, 7 và 10; các nhà trường đều triển khai xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường (KHGDNT). Để biết được thực trạng xây dựng và triển khai KHGDNT, nhóm nghiên cứu nhiệm vụ thường xuyên năm 2022 (mã số V2022-13TX) của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tiến hành: Nghiên cứu thực trạng việc xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục của nhà trường ở cấp Tiểu học (lớp 1, 2, 3) và cấp Trung học cơ sở (THCS) (lớp 6, 7). Nội dung nghiên cứu thực trạng này tập trung vào 6 vấn đề: (1) Nhận thức của cán bộ quản lí (CBQL) và giáo viên (GV) về KHGDNT; (2) Thực trạng xây dựng KHGDNT; (3) Thực trạng triển khai KHGDNT; (4) Các điều kiện cần thiết để triển khai hiệu quả KHGDNT; (5) Đánh giá hiệu quả triển khai KHGDNT; (6) Đề xuất giải pháp xây dựng và triển khai có hiệu quả KHGDNT. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp góp phần xây dựng và triển khai KHGDNT hiệu quả hơn. Trong khuôn khổ bài viết này, nhóm nghiên cứu giới thiệu sơ bộ kết quả thực trạng xây dựng và triển khai KHGDNT cấp Trung học cơ sở.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,493
Giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh hiện nay có vai trò quan trọng. Điều này được khẳng định trong các Nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp lí của ngành Giáo dục. Bài viết tập trung làm rõ mục tiêu, cách thức thực hiện một số giải pháp giáo dục giá trị văn hoá cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Có thể kể đến một số giải pháp như: 1/ Giáo dục giá trị văn hoá cho học sinh trung học phổ thông qua một số môn học; 2/Giáo dục giá trị văn hóa cho học sinh trung học phổ thông qua tổ chức các hoạt động giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục; tổ chức các hoạt động phối hợp với gia đình và cộng đồng; 3/Các điều kiện đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục giá trị văn hoá cho học sinh trung học phổ thông
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 521
Phát hiện và đào tạo học sinh năng khiếu được quan tâm ở mọi quốc gia và chiếm một vị trí nhất định trong chương trình giáo dục phổ thông, bởi học sinh năng khiếu luôn cần những chương trình, nội dung giáo dục riêng nhằm phát triển được tối đa tài năng ở các em. Tuy nhiên, vấn đề chuẩn bị đội ngũ đủ trình độ làm việc và năng lực giảng dạy học sinh năng khiếu cũng như triển khai các khóa đào tạo thường xuyên cho các giáo viên đang giảng dạy học sinh năng khiếu vẫn còn là một khoảng trống ở nhiều quốc gia. Bài viết tìm hiểu về việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên giảng dạy học sinh năng khiếu trong các nhà trường của một số nước nhằm tìm hiểu cách làm cũng như mức độ quan tâm đến đội ngũ này trong hệ thống giáo dục hiện nay
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 547
Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 4 (SDG4) trong Chương trình nghị sự phát triển bền vững toàn cầu năm 2030: đảm bảo một nền giáo dục hòa nhập, bình đẳng, chất lượng và cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người trong đó có trẻ khuyết tật là một mục tiêu thách thức trong bối cảnh hiện tại. Trong đó đảm bảo chương trình và học liệu giáo dục phù hợp, đầy đủ là điều kiện quan trọng góp phần thực hiện tốt mục tiêu nói trên. Nội dung bài viết sẽ đề cập đến những bài học từ giáo dục đặc biệt của Hàn Quốc đến một số định hướng phát triển chương trình và học liệu giáo dục cho học sinh khuyết tật Việt Nam.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 580
Dạy học phân hóa là một trong những định hướng dạy học nhằm phát triển năng lực cho người học. Tuy nhiên, các giáo viên đang gặp nhiều khó khăn trong việc dạy học phân hóa bởi công việc này còn khá mới mẻ. Bài viết chia sẻ một số kinh nghiệm dạy học Âm nhạc ở trường trung học cơ sở nhằm giúp các giáo viên có thêm thông tin để từng bước vận dụng định hướng dạy học này cho phù hợp với điệu kiện cụ thể của mỗi nhà trường.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 464
 Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học đã được triển khai từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1 và năm học 2022 - 2023 đã được triển khai ở Tiểu học tới lớp 3; THCS tới lớp 7 và THPT bắt đầu với lớp 10. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, trong năm 2022, Trung tâm Phát triển bền vững Chất lượng Giáo dục phổ thông Quốc gia đã thực hiện nhiều đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu các cấp nhằm cung cấp các luận cứ khoa học góp phần hỗ trợ quá trình triển khai hiệu quả Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,731
Chiến lược 6C là những kĩ thuật dạy học tích cực được xây dựng và triển khai trong dự án “Năng động cùng thể thao”, hiện thực hóa cam kết “Made to Play” của Nike toàn cầu tại Việt Nam với mục đích hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên trong tổ chức dạy học, giúp trẻ em vận động nhiều hơn, tự tin, nỗ lực và đạt được kết quả cao với các hoạt động Giáo dục thể chất trong và ngoài nhà trường. Chiến lược này đã được áp dụng tại nhiều nước phát triển và được triển khai vận dụng thử nghiệm tại 07 tỉnh/thành phố ở Việt Nam giai đoạn 2020-2022. Bài viết tập trung đánh giá kết quả đạt được qua quá trình vận dụng thử nghiệm, đặc biệt đánh giá mức độ phù hợp của chiến lược này với định hướng Chương trình môn Giáo dục thể chất 2018 cấp Tiểu học qua nhận định của giáo viên trong hoạt động khảo sát. Trên cơ sở kết quả đạt được, đề xuất khuyến nghị tổ chức tập huấn mở rộng hướng dẫn giáo viên vận dụng trên phạm vi toàn quốc, nhằm nâng cao chất lượng môn học, đáp ứng mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,694
Bài viết phân tích sự ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến giáo dục, đồng thời nhấn mạnh về việc xây dựng nội dung số, tạo hệ thống học liệu điện tử phong phú, đa dạng. Trong bài, các tác giả mô tả quan niệm về mô hình, trên cơ sở phân tích các học thuyết tâm lí giáo dục như sư phạm tương tác, thuyết hành vi, thuyết kiến tạo, dạy học khám phá, quan điểm về vùng phát triển gần nhất của L.Vygotxky, xác định các yếu tố sư phạm cần hiện diện trong mô hình sách điện tử tương tác. Đồng thời, trên cơ sở phân tích các thành tựu của công nghệ số trong giai đoạn hiện nay như: trí tuệ nhân tạo, học máy, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, Internet vạn vật, đưa ra các yếu tố về công nghệ trong mô hình sách điện tử tương tác. Mô hình đưa ra nhằm đáp ứng mục tiêu hỗ trợ học sinh tự học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,714
Nghiên cứu về kĩ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ mẫu giáo và ứng dụng thực tế ảo tăng cường EON-XR trong giáo dục, từ đó chỉ ra những vấn đề cơ bản trong việc ứng dụng và dạy trẻ tự bảo vệ bản thân qua phần mềm EON-XR. Bài viết đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lí luận và phương pháp thể nghiệm để chỉ ra tính hiệu quả, khả năng ứng dụng thực tế ảo tăng cường EON-XR trong giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ em mầm non, làm căn cứ để xây dựng được cơ sở lí luân và thực tiễn. Bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu nghiên cứu lí luận và phương pháp thể nghiệm, nghiên cứu đã mô phỏng quy trình dạy học ứng dụng thực tế ảo tăng cường trong phòng chống COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ 5-6 tuổi hiện nay với sự hỗ trợ của ứng dụng EON-XR giúp việc dạy và học dễ dàng hơn
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,948
Quản lí chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội luôn nhận được sự quan tâm của các nhà quản lí giáo dục thể hiện qua Luật Giáo dục Đại học sửa đổi 2018 và mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019 - 2025. Nghiên cứu tổng quan về bộ tiêu chuẩn chất lượng chương trình đào tạo cho thấy, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam. Trên cơ sở xem xét các bộ tiêu chuẩn chất lượng chương trình đào tạo của một số quốc gia trong khu vực và các nước phát triển, bài viết phân tích và đối sánh để đưa ra một số khuyến nghị cho hoạt động quản lí chất lượng chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam.