Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 739
Bài viết xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập nhằm đánh giá toàn diện cấu trúc văn hóa nhà trường ở ba cấp độ. Hệ thống tiêu chí đánh giá này được hình thành bởi hai bộ công cụ: 1) Bộ công cụ nhận diện thương hiệu trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập để khảo sát hệ thống cấu trúc hữu hình (văn hóa nhà trường cấp độ 1) và triết lí hoạt động (văn hóa nhà trường cấp độ 2) của nhà trường; 2) Kết hợp với việc hoàn thiện bộ công cụ đánh giá văn hóa tổ chức OCAI của Robert Quinn và Kim Cameron để khảo sát về những quan niệm chung (văn hóa nhà trường cấp độ 3). Kết quả này góp phần khảo sát thực trạng văn hóa nhà trường và đưa ra được mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường của trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,729
Giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị tốt đẹp được hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đây được coi là “sức mạnh mềm”, là nguồn nội lực cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng là một việc làm vô cùng cần thiết. Bài viết đề xuất biện pháp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên thông qua việc đa dạng hóa các hoạt động của Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên. Cụ thể, bài viết đề cập đến mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành cũng như điều kiện để thực hiện biện pháp này trong thực tiễn.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 3,502
Giáo dục là một trong những quyền cơ bản của con người, tiếp cận giáo dục bao gồm khả năng được nhập học đúng độ tuổi, được học tập một cách đầy đủ và phù hợp với tiêu chuẩn của mỗi quốc gia, được thụ hưởng môi trường học tập an toàn và các cơ hội học tập được phân bổ một cách công bằng. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã tạo nên những ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến khả năng tiếp cận giáo dục của người học trên toàn thế giới. Bài viết tập trung phân tích những thách thức đối với tiếp cận giáo dục toàn cầu trong bối cảnh dịch bệnh ở một số khía cạnh: Sự gián đoạn học tập do tình trạng đóng của trường học; Sự chênh lệch trong khả năng tiếp cận học tập từ xa và suy giảm đầu tư cho giáo dục, từ đó đưa ra một số hàm ý về chính sách cho các quốc gia để đảm bảo tiếp cận giáo dục trong những tình huống khẩn cấp có thể xảy ra trong tương lai.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,462
Nghiên cứu năng lực cảm xúc - xã hội (SEC), đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục mầm non đang thu hút sự quan tâm trên thế giới. Bài viết tổng quan một số hướng nghiên cứu trên thế giới về SEC trong giáo dục mầm non dựa vào phân tích kết quả nghiên cứu được công bố trên 32 tài liệu trong các tạp chí chuyên ngành. Từ đó, đưa ra khuyến nghị có liên quan cho giáo dục mầm non ở Việt Nam.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,928
Ở Việt Nam, trong những năm qua, hệ thống các nghiên cứu về khoa học giáo dục đã góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung, của ngành Giáo dục nói riêng. Các chuyên ngành khoa học giáo dục đã xác định được rõ hơn, cụ thể hơn nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đặc thù, đồng thời quán triệt quan điểm phức hợp, vừa nghiên cứu, vừa tác động vào một đối tượng tương đối hoàn chỉnh. Các công trình nghiên cứu về khoa học giáo dục tập trung vào hai hướng là nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng triển khai. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, bên cạnh những bước phát triển lớn, khẳng định được vị thế một ngành khoa học, khoa học giáo dục Việt Nam vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Thông qua nghiên cứu các đề tài thuộc hệ thống Chương trình Khoa học giáo dục quốc gia, đề tài thuộc Quỹ NAFOSTED và các đề tài cấp Bộ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lí, bài viết mô tả thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2022 nhằm phân tích một số kết quả và bất cập làm căn cứ đưa ra xu hướng về nghiên cứu khoa học giáo dục Việt Nam giai đoạn tiếp theo.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 2,673
Bài viết tổng quan một số tư liệu nghiên cứu lí luận và thực tiễn về việc hình thành và phát triển của thuật ngữ STEM, STEAM và STREAM trong dòng tiến hóa và tương quan giữa chúng từ góc nhìn của giáo dục thế giới và Việt Nam. Từ đó, bài viết gợi ra một vài suy nghĩ về việc triển khai chiến lược giáo dục STEM đang được thúc đẩy phát triển tại nhà trường Việt Nam, nơi đang thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông theo cách tiếp cận phát triển năng lực và phẩm chất người học, đồng thời với chủ trương xây dựng văn hóa đọc cho học sinh theo quy định pháp lí của ngành.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,701
Học sinh tiểu học có trí thông minh, óc tưởng tượng phong phú nhưng cũng rất dễ bị phân tán nếu căng thẳng, quá tải. Vì vậy, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy cần phải phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh. Trong dạy học tiểu học, việc đổi mới trong dạy học môn Toán đóng vai trò rất quan trọng. Học Toán giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, giúp các em nhạy bén hơn trong các môn học khác. Muốn học tốt môn Toán, học sinh cần phải say mê, hứng thú việc học. Như vậy, giáo viên cần tạo cho học sinh lòng say mê và sự hứng thú trong môn học. Trước thực tế ấy, Học thông qua chơi trong môn Toán là một giải pháp hữu ích và hiệu quả. Học thông qua chơi giúp học sinh tiếp cận được những điều mới mẻ, giúp cho việc học trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, giáo viên nên tận dụng những lợi thế của hoạt động chơi để tạo cơ hội cho các em được tiếp thu và có cơ hội thử nghiệm trong quá trình học.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 588
Luật Giáo dục năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Khi Luật Giáo dục có hiệu lực đòi hỏi các văn bản dưới Luật cần sửa đổi, điều chỉnh hoặc ban hành mới để phù hợp với quy định của Luật Giáo dục. Vì vậy, bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện những quy định về dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức công tác ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số trong Thông tư số 36/2012/TT-BGDĐT và đề xuất những giải pháp sửa đổi, bổ sung để nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả thực hiện trong thực tế.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 4,230
Bài viết trình bày một cách có hệ thống các khái niệm liên quan đến mô hình hóa và năng lực mô hình hóa. Bài viết cũng phân tích vai trò và tiềm năng của nội dung Hàm số trong việc phát triển năng lực mô hình hóa và đề xuất một số biện pháp để phát triển năng lực mô hình hóa cho học sinh khi dạy học Hàm số ở lớp 10.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,558
Đổi mới cách thức tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mầm non là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp đổi mới giáo dục. Giáo dục STEM được xem một trong những cách tiếp cận thúc đẩy cải cách giáo dục năng động trong hệ thống giáo dục và giúp trẻ phát triển năng lực toàn diện ở giai đoạn sớm. Bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (định tính và định lượng), bài viết trình bày thực trạng tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mầm non hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm ra quy trình tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mầm non.