Danh sách bài viết

Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 668
Bài viết tập trung nghiên cứu về giáo dục mầm non ở một số quốc gia tại các châu lục trên thế giới, cụ thể như: Singapore, các nước Châu Úc, Hoa Kì. Trên cơ sở đó, bài viết đúc rút một số kinh nghiệm về việc xây dựng Chương trình Giáo dục mầm non ở Việt Nam trên các khía cạnh về quản lí, đội ngũ, khung chương trình... Bài viết là tài liệu tham khảo hữu ích đối với việc xây dựng và phát triển Chương trình Giáo dục mầm non đáp ứng được các yêu cầu hội nhập và phát triển của nền giáo dục Việt Nam.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,933
Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể 2018 quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục. Hiện nay, ở cấp Tiểu học, việc triển khai chương trình mới đã được thực hiện ở các lớp 1, 2, 3. Việc dạy học từng môn học và hoạt động giáo dục cần chú trọng thực hiện mục tiêu, yêu cầu hình thành, phát triển năng lực đặc thù song song với việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu hình thành, phát triển các năng lực chung (năng lực cốt lõi) cho học sinh. Năng lực tự học, tự hoàn thiện thuộc năng lực chung, có vai trò quan trọng giúp mỗi người có khả năng tự học suốt đời để phát triển và hoàn thiện bản thân. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường tiểu học, môn Tiếng Việt có nhiều lợi thế giúp học sinh rèn luyện và phát triển năng lực tự học, tự hoàn thiện qua việc liên hệ, so sánh, kết nối trong đọc hiểu văn bản. Hiểu rõ nội dung dạy học, phương pháp tổ chức cho học sinh liên hệ so sánh, kết nối văn bản được học với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội, kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân người đọc sẽ giúp học sinh phát triển đồng thời cả năng lực đặc thù môn học và năng lực tự học, tự hoàn thiện.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 537
Hiện nay, hệ thống giáo dục đại học và nền kinh tế tri thức phải đối mặt với cả những thách thức về thị trường và việc đổi mới giáo dục. Các phản ứng thích hợp cho những thách thức này không chỉ được diễn ra trong các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu mà còn trong một số lượng lớn các doanh nghiệp. Điều này khuyến khích các trường đại học và các doanh nghiệp tìm kiếm hình thức thể chế mới để đổi mới và đổi mới giáo dục. Trong đó, các trường đại học hiện đang tiến tới trở thành “đại học doanh nghiệp” để đáp ứng nhu cầu và thách thức đang thay đổi. Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra, hiện nay các trường đại học đang tiến tới trở thành “đại học doanh nghiệp”. Do đó, bằng cách áp dụng cách tiếp cận định tính với đánh giá tài liệu chuyên sâu, mục đích của bài báo này là hiểu được sự hình thành và phát triển của đại học doanh nghiệp, các đặc trưng của đại học doanh nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu này còn làm rõ tính tất yếu và thách thức của đại học doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế tri thức ở các nước đang phát triển.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 480
Các nhà tâm lí học Trung Quốc quan tâm tới các vấn đề thuộc về trí tuệ, xúc cảm cũng như những cẳng thẳng sau tổn thương, niềm tin và mức độ tương tác, chấp nhận xã hội của học sinh trong nhà trường. Ứng dụng tâm lí học tích cực trong xây dựng văn hóa học đường nhằm cải thiện hạnh phúc của học sinh, phát triển toàn diện con người, sự phát triển tích cực của giáo viên. Các mô hình ứng dụng tâm lí học tích cực có thể kể tới các chương trình hướng tới việc tăng cường thực hành xã hội, các hoạt động thể chất, cải thiện sự đồng cảm của giáo viên và phát triển thanh niên tích cực. Dựa trên những kinh nghiệm ứng dụng tâm lí học tích cực ở Trung Quốc, Việt Nam có thể xây dựng các tiêu chí, xác định cách thức tiếp cận và thiết kế các chương trình sao cho phù hợp với môi trường văn hóa trường học theo mỗi địa phương. Mặc dù hiện nay, các trường phổ thông ở Việt Nam đã bước đầu hình thành các phòng tham vấn học đường, tuy nhiên vẫn còn cần sự tham gia của các nhà quản lí giáo dục, giáo viên, cán bộ tham vấn tâm lí học đường để xây dựng một nhà trường tích cực, hạnh phúc.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 600
Bài viết trình bày quy trình thiết kế một bài học (chủ đề) giáo dục STEM, một số phương thức, công cụ trong tổ chức và các bước dạy học STEM trong trường tiểu học đạt hiệu quả, đồng thời giúp cho người học có được kiến thức sâu sắc, bền vững, có khả năng xây dựng và thực hiện các chủ đề dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 852
Chánh niệm hiện đang là một hiện tượng mới được nhiều nước trên thế giới đón nhận. Vận dụng tâm vào giáo viên là một việc làm cần thiết trong môi trường giáo dục có xu hướng gia tăng căng thẳng như hiện nay. Bài viết này là kết quả của việc nghiên cứu tài liệu về chánh niệm của ba nước: Mĩ, Canada và Anh về vấn đề ứng dụng chánh niệm. Mặc dù các nước đã dùng nhiều hình thức khác nhau để triển khai ứng dụng chánh niệm nhưng kết quả thử nghiệm của cả ba nước đều cho thấy “Chánh niệm giống như một biện pháp hữu hiệu nhằm giảm căng thẳng” và những người sử dụng chánh niệm đều giúp cuộc sống của họ trở nên tốt hơn. Đó cũng chính là ý nghĩa của nghiên cứu này
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 497
Nhóm trẻ độc lập dưới 7 trẻ là một loại hình cơ sở giáo dục mầm non được quy định bởi pháp luật Việt Nam. Theo quy định, các nhóm trẻ độc lập thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo Chương trình Giáo dục mầm non. Tuy nhiên, trong thực tế, về cơ sở vật chất, về giáo viên/người chăm sóc trẻ trong các nhóm trẻ này còn nhiều hạn chế, khó có thể thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình như những cơ sở giáo dục mầm non có quy mô lớn. Rất cần có tài liệu hướng dẫn sử dụng trong các nhóm trẻ này. Để xây dựng tài liệu hướng dẫn nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, bên cạnh việc hiểu những nhu cầu từ thực tiễn, cần thiết phải hiểu về đặc điểm đặc trưng của nhóm trẻ độc lập dưới 7 trẻ cũng như đặc điểm của trẻ em dưới 36 tháng tuổi - độ tuổi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong nhóm trẻ và những yêu cầu cơ bản đối với tài liệu hưỡng dẫn phù hợp với đối tượng.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 802
Giáo dục đóng vai trò nòng cốt trong phát triển nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội quốc gia. Để có một nền giáo dục cơ bản đáp ứng yêu cầu chung cần phải thực hiện giáo dục toàn dân. Giáo dục bắt buộc là quá trình mà mọi công dân trong độ tuổi quy định bắt buộc phải học tập để đạt được trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo đảm điều kiện để thực hiện. Bài viết đưa ra một số kinh nghiệm của các quốc gia về giáo dục bắt buộc, thông qua đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm trong thực hiện giáo dục bắt buộc tại Việt Nam.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 486
Hiệu quả của dạy học ngày nay ở bậc Đại học, Cao đẳng giúp cho người học biết vận dụng được những kiến thức đã học và có khả năng giải quyết được những tình huống thực tế, vấn đề thực tế trong cuộc sống. Đặc biệt, rèn luyện cho sinh viên tư duy phê phán, đánh giá, kĩ năng giải quyết vấn đề nảy sinh. Do vậy, đổi mới phương pháp dạy học phải hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, tạo cho người học có các cách giải quyết vấn đề, tình huống thực tế của vấn đề nảy sinh của cuộc sống đang đặt ra và cần phải xử lí, giải quyết. Bài viết đề cập đến việc sử dụng hiệu quả phương pháp giải quyết tình huống có vấn đề trong dạy học môn Những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin (Phần 2) ở Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây.
Số: /2023 Số CIT: 0 Số lượt xem: 920
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cho con người phải biết sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh như một công cụ, phương tiện giao tiếp hàng ngày. Xu thế này kéo theo vai trò ngày càng quan trọng của công tác quản lí dạy học môn Tiếng Anh. Theo đó, việc xác định các yếu tố tác động đến công tác quản lí là vô cùng cần thiết để nâng cao hiệu quả của công tác này. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí dạy học môn tiếng Anh ở trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng. Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát 144 cán bộ quản lí và 180 giáo viên thuộc các trường trung học cơ sở công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội, đại diện 4 quận nội thành và 3 huyện ngoại thành. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 11 yếu tố ảnh hưởng đến quản lí dạy học môn Tiếng Anh và các yếu tố này có ảnh hưởng theo các mức độ và chiều hướng khác nhau.