Danh sách bài viết

Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,314
Gia đình và giáo viên có vai trò lớn trong việc hỗ trợ học sinh học tập trực tuyến. Hỗ trợ tinh thần của phụ huynh quan trọng đối với hầu hết các thái độ và thể hiện mối liên hệ chặt chẽ với hiệu quả bản thân của học sinh, các hình thức hỗ trợ tinh thần được cho là có lợi nhất là khi cha mẹ khuyến khích con cái họ tự tin và khi họ ủng hộ những nỗ lực và thành tích học tập của con cái. Về phía giáo viên, môi trường giáo dục là nơi giáo viên có thể truyền tải sự nhiệt tình đối với nội dung giảng dạy của họ sẽ hỗ trợ sự phát triển thái độ học tập tích cực ở học sinh, cụ thể là các mục tiêu học tập để hoàn thành nhiệm vụ, hiệu quả bản thân và thích đọc sách. Sự nhiệt tình của giáo viên có tầm quan trọng thúc đẩy quá trình học tập của học sinh. Điều quan trọng là Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia hiệu quả của phụ huynh. Nếu họ đang đi làm có thể được phép “nghỉ có lương”, được Nhà nước hỗ trợ bằng 70% thu nhập của họ. Cung cấp thông tin cho phụ huynh về cách hỗ trợ hiệu quả việc học tập của con em họ cũng có thể cải thiện kết quả giáo dục, cả trong thời gian học tập trực tuyến và trong thời gian bình thường. Giáo viên cũng cần được hỗ trợ để nhanh chóng thích nghi thực hành giảng dạy của họ với đào tạo từ xa, cho dù là thường xuyên hay đột xuất. Vì vậy, cha mẹ và giáo viên đóng vai trò cơ bản trong việc hỗ trợ học sinh phát triển những thái độ quan trọng này, đặc biệt là trong tình hình hiện nay, các chính sách can thiệp cần được thiết kế với mục tiêu giảm gánh nặng cho phụ huynh, giúp giáo viên và nhà trường tận dụng tối đa phương pháp học tập kĩ thuật số trong học tập trực tuyến.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,426
Ngôn ngữ mạch lạc là một trong những nội dung giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi quan trọng ở trường mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện và đặc biệt là làm tiền đề tạo lập văn bản ở dạng viết cho cấp học tiếp theo. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ cần được thực hiện thường xuyên, lồng ghép vào các hoạt động khác nhau ở trường mầm non, nhất là trong hoạt động trải nghiệm. Bài báo tập trung làm rõ thực trạng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm tại các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức quá trình này ở trường mầm non
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 828
Bài viết bàn về biện pháp giáo dục lí tưởng cách mạng đạo đức lối sống cho học sinh phổ thông. Trong bài, tác giả làm rõ: Tầm quan trọng của giáo dục lí tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh trong bối cảnh hiện nay; Biện pháp giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức và lối sống cho học sinh phổ thông, bao gồm: 1/ Nâng cao năng lực nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức và lối sống cho học sinh; 2/ Kế hoạch hoá công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức và lối sống cho học sinh; 3/ Tổ chức, chỉ đạo công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức và lối sống cho học sinh; 4/ Đa dạng hoá các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục ngoài giờ lên lớp trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; 5/ Cụ thể hóa tiêu chuẩn đánh giá đạo đức, lối sống của học sinh; 6/ Xây dựng chế độ khen thưởng và kỉ luật.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 694
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động của việc dạy học trực tuyến lên quá trình học tiếng Anh cũng như những kì vọng mà sinh viên không chuyên ngữ tại Trường Đại học Vinh dành cho hình thức học trực tuyến này. Để thực hiện nghiên cứu, dữ liệu và ngữ liệu nghiên cứu đã được thu thập thông qua bảng câu hỏi dành cho 171 sinh viên không chuyên ngữ và phỏng vấn chuyên sâu, sau đó được thực hiện cho 15 sinh viên trong số 171 sinh viên trên. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hình thức dạy học qua nền tảng trực tuyến trong đại dịch COVID-19 đã mang đến cả lợi ích lẫn thách thức cho người học. Hình thức giảng dạy này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sự tương tác trong lớp học giữa sinh viên và giáo viên, giữa sinh viên và sinh viên. Bên cạnh đó, đối tượng tham gia nghiên cứu bày tỏ mong muốn có những cải tiến đối với nền tảng cũng như những hoạt động giảng dạy của giáo viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người học. Từ những kết quả nghiên cứu nêu trên, bài viết đưa ra một số khuyến nghị cho các nhà quản lí giáo dục và giáo viên với mục đích phát triển chất lượng dạy và học theo hình thức trực truyến này ở môi trường đại học tại Việt Nam
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,060
Bài viết trình bày khái quát các mô hình lí luận dạy học và lí thuyết học tập cơ bản, trên cơ sở đó đề xuất nhóm các tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học: Mục đích (mục tiêu), nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, không gian, thời gian, quan hệ thầy trò, kết quả. Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học đã trình bày ở trên, tác giả xây dựng tiêu chí đánh giá một tiết dạy (Phiếu dự giờ). Trong phiếu dự giờ có 7 nhóm tiêu chí với 15 tiêu chí cụ thể và có quy định điểm cho mỗi tiêu chí.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 517
Trên cơ sở khái quát những vấn đề lí luận về quản lí dạy học các môn Nghiệp vụ cơ bản ở các trường Trung cấp Cảnh sát Nhân dân theo định hướng phát triển năng lực thực hiện, qua phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi trên 98 cán bộ quản lí, giáo viên, tác giả bài báo khái quát bức tranh thực trạng về vấn đề này, tạo cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất 06 biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học các môn Nghiệp vụ cơ bản ở các trường Trung cấp Cảnh sát Nhân dân theo hướng phát triển năng lực thực hiện, bao gồm: Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ quản lí, giáo viên, học viên về dạy và học môn Nghiệp vụ cơ bản theo định hướng phát triển năng lực thực hiện; Tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học môn Nghiệp vụ cơ bản theo định hướng phát triển năng lực thực hiện; Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức dạy học môn Nghiệp vụ cơ bản theo định hướng phát triển năng lực thực hiện; Chỉ đạo sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học môn Nghiệp vụ cơ bản ở các trường Trung cấp Cảnh sát Nhân dân; Chú trọng xây dựng môi trường sư phạm và đảm bảo các điều kiện cho hoạt động dạy và học môn Nghiệp vụ cơ bản theo định hướng phát triển năng lực thực hiện; Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy và học môn Nghiệp vụ cơ bản theo định hướng phát triển năng lực thực hiện.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 548
Tiếp tục xây dựng và định hướng hoàn thiện quản trị nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học trong bối cảnh chuyển đổi số là một nhiệm vụ quan trọng và trọng tâm của đổi mới hệ thống giáo dục, đào tạo nước ta hiện nay. Để đạt được mục tiêu, yêu cầu đặt ra đòi hỏi phải có cách thức tiến hành khoa học, bài bản và xác định lộ trình tiến hành phù hợp, hiệu quả, khả thi; hướng tới nhằm xác định, định hướng và những mục tiêu cụ thể cho quản trị nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học Công an Nhân dân trong bối cảnh chuyển đổi số. Bên cạnh đó, tác giả nghiên cứu và đề xuất mô hình quản trị nhà nước đối với 10 cơ sở giáo dục này. Vai trò của quản trị nhà nước được xem là yếu tố tác động và có ảnh hưởng (can thiệp) rất lớn đối với định hướng, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học Công an Nhân dân trong bối cảnh chuyển đổi số. Nghiên cứu cũng chỉ ra những thuận lợi và thách thức do xu thế chuyển đổi số đem lại cho công tác quản trị nhà nước và cho chính các cơ sở giáo dục đại học Công an Nhân dân.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 815
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí quyết định ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông mới theo Thông tư số 32/2018/ TT BTC ngày 26 tháng 12 năm 2018. Theo đó, Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 bắt đầu được thực hiện và triển khai từ năm học 2020 - 2021 đối với lớp Một và theo hình thức cuốn chiếu đối với từng cấp học. Tháng 3 năm 2021, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tiến hành một nghiên cứu về tình hình triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa lớp Một trong phạm vi cả nước. Nghiên cứu được thực hiện bằng hình thức trực tuyến với sự tham gia của 43.165 giáo viên tại 63 tỉnh thành ở các khu vực thành thị, nông thôn, miền núi và hải đảo. Bài viết trình bày một phần kết quả thu được từ nghiên cứu này, trong đó đi sâu vào mô tả thực trạng sử dụng những hướng dẫn của Chương trình và những điều kiện để triển khai Chương trình lớp Một hiệu quả. Trên cơ sở các phát hiện ban đầu, bài viết đưa ra một số khuyến nghị về việc sử dụng những hướng dẫn trong Chương trình Giáo dục phổ thông lớp Một và đ
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 724
Trong những năm gần đây, chủ đề về công bố khoa học ở các quốc gia đang phát triển về thu hút sự quan tâm của giới học giả trên toàn thế giới. Một mặt, vấn đề này giúp nhìn nhận lại sự bất bình đẳng trong sản xuất tri thức giữa các vùng trên thế giới. Mặt khác, chính các quốc gia đang phát triển đang tích cực thúc đẩy quá trình công bố khoa học như một cách thức để bắt kịp với những quốc gia phát triển. Thông qua việc phân tích số lượng và mẫu hình nghiên cứu của một cơ sở hay rộng hơn là ở quy mô quốc gia, chúng ta có thể xem xét tình hình phát triển về khoa học, bối cảnh phân bổ nguồn lực khoa học, các chính sách khoa học cũng như con đường hình thành các diễn ngôn học thuật ở khu vực đó. Nghiên cứu này tập trung mô tả các sản phẩm xuất bản khoa học và thống kê một số công bố tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học giáo dục từ Việt Nam giai đoạn 1991 - 2019 dựa trên phân tích trắc lượng thư mục và cơ sở dữ liệu SCOPUS. Các phát hiện của nghiên cứu có thể được sử dụng như một điểm xuất phát cho các nghiên cứu chiều dọc trong tương lai.
Số: /2022 Số CIT: 0 Số lượt xem: 876
Khái niệm chuyển đổi số ra đời trong sự phát triển bùng nổ của Internet và công nghệ số, mô tả việc ứng dụng công nghệ số vào tất cả các khía cạnh của một tổ chức, một cộng đồng, một doanh nghiệp. Trong xu thế đó, các ý tưởng về giáo dục thông minh, đại học thông minh, lớp học thông minh, môi trường học tập thông minh đã trở thành chủ đề được các nhà giáo dục cũng như các trường đại học trên thế giới quan tâm nhằm phát triển mô hình giáo dục đại học trong kỉ nguyên mới. Bài báo giới thiệu công cụ đánh giá mức độ phát triển theo mô hình đại học thông minh của một cơ sở giáo dục đại học, đồng thời minh chứng mức độ phát triển này dựa trên kết quả của quá trình chuyển đổi số trong quản trị và đào tạo tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong thời gian qua.