Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,096
Bài viết phác thảo một số nét chính về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa phục vụ phát triển bền vững qua góc nhìn thực trạng giáo dục phổ thông của Việt Nam thể hiện ở Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và các bộ sách giáo khoa mới đang được sử dụng; những định hướng chỉ đạo của ngành Giáo dục, thực tiễn triển khai tại một số địa phương. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị và đề xuất nhằm góp phần thực hiện hiệu quả việc giáo dục bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa phục vụ phát triển bền vững ở Việt Nam.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 883
Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, hoạt động trải nghiệm ở cấp Tiểu học trở thành một hoạt động giáo dục bắt buộc. Quy định này đặt ra những yêu cầu mới cho công tác tổ chức và quản lí hoạt động trải nghiệm trong các trường tiểu học. Bài viết nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong các trường tiểu học trên địa bàn huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội nhằm chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lí của hiệu trưởng. Nghiên cứu sử dụng tiếp cận hỗn hợp và thiết kế phương pháp hỗn hợp song song hội tụ, trong đó sử dụng và phân tích dữ liệu văn bản của bốn trường tiểu học, khảo sát bằng phiếu hỏi với 285 giáo viên và phỏng vấn sâu 13 cán bộ quản lí, giáo viên các trường tiểu học. Kết quả nghiên cứu được trình bày trên bốn khía cạnh chức năng: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 649
Bài viết phân tích về kết nối cảm xúc trong quá trình dạy học của sinh viên với giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy, việc kết nối cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội với giảng viên trong quá trình dạy học đang ở mức khá tốt. Khi giảng viên có biểu hiện kết nối cảm xúc với sinh viên, đa phần sinh viên đều có những phản hồi ngược trở lại, rất ít sinh viên tỏ ra lạnh nhạt, thờ ơ với điều đó. Sinh viên nhận thức được những yếu tố ảnh hưởng đến việc kết nối cảm xúc của mình với giảng viên. Đồng thời, sinh viên cũng nhận ra tầm quan trọng và ý nghĩa của việc kết nối cảm xúc giữa người dạy và người học trong quá trình dạy học.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 807
Bài viết phân tích cơ sở đề xuất cách thức hướng dẫn học sinh trung học tổ chức thông tin trong quá trình viết văn bản thuyết minh. Đó là khái niệm về văn bản thuyết minh trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn của Việt Nam, các kiểu cấu trúc của văn bản thuyết minh, mối quan hệ giữa đối tượng, thông tin và kiểu cấu trúc trong một văn bản thuyết minh. Dựa vào các cơ sở trên, bài viết trình bày một số cách thức mà giáo viên có thể thực hiện nhằm hướng dẫn học sinh sắp xếp thông tin trong một bài văn thuyết minh đảm bảo một kiểu cấu trúc phù hợp. Mỗi cách thức được mô tả về mục đích, cách thực hiện và những lưu ý cần thiết khi vận dụng. Hướng dẫn học sinh một cách cụ thể về việc tổ chức thông tin trong văn bản thuyết minh là hoạt động thiết thực của giáo viên trong quá trình hình thành và phát triển cho học sinh năng lực viết văn bản thuyết minh. Những cách thức hướng dẫn được đề xuất góp phần định hướng và gợi ý cho giáo viên trong việc thiết kế các hoạt động dạy học viết văn bản thuyết minh.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 4,976
Môn Tiếng Trung Quốc giao tiếp đa phương tiện là môn học mới có tính ứng dụng cao. Môn học được giảng dạy thông qua các tư liệu nghe - nhìn theo chủ đề nhằm cung cấp những kiến thức chân thực về ngôn ngữ, văn hóa, xã hội Trung Quốc. Qua môn học, sinh viên có thể nâng cao khả năng tổng hợp nội dung, trình bày và bảo vệ quan điểm cá nhân về vấn đề liên quan bài học, kĩ năng làm việc nhóm và khả năng sáng tạo, đồng thời có thể sử dụng một số phương tiện cơ bản vào việc truyền tải nội dung giao tiếp. Tác giả bài viết tập trung phân tích quy trình áp dụng một số phương pháp dạy học hiện đại và quy trình thực hiện các hoạt động cụ thể trong môn học nhằm tối ưu hóa tài liệu giảng dạy, khơi dậy sự hứng thú hăng say học tập cho người học, phát huy tối đa năng lực của người học, giúp người học phát triển kĩ năng giao tiếp một cách toàn diện. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu hành động, phương pháp điều tra thống kê, tác giả khảo sát, phân tích phản hồi của người học trước và sau khi học môn học, kết hợp đánh giá kết quả đầu ra của môn học nhằm làm rõ hiệu quả của việc áp dụng kết hợp các phương pháp mới vào môn học.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 3,600
Giáo dục kĩ năng sống, đặc biệt là kĩ năng ứng phó trong tình huống nguy hiểm cho học sinh tiểu học Hà Nội đã được gia đình, nhà trường quan tâm trong thời gian qua. Giáo dục kĩ năng thoát hiểm giúp học sinh có được những kiến thức cần thiết, hình thành năng lực để giải quyết vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Trong các trường tiểu học ở Hà Nội, giáo dục kĩ năng thoát hiểm được tổ chức thực hiện thông qua nhiều hình thức, phương pháp khác nhau, được tích hợp, lồng ghép vào các bài học, môn học hoặc thông qua hoạt động trải nghiệm. Giáo dục kĩ năng thoát hiểm cho học sinh tiểu học Hà Nội bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, vẫn tồn tại những bất cập trong giáo dục kĩ năng thoát hiểm cho học sinh tiểu học ở Hà Nội như: nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức, các điều kiện đảm bảo và các lực lượng tham gia giáo dục… Bài viết phân tích sự cần thiết và đánh giá thực trạng giáo dục, từ đó kiến nghị nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng thoát hiểm cho học sinh tiểu học Hà Nội.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 3,512
Chương trình Giáo dục phổ thông được ban hành năm 2018 theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học với chủ trương một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa. Chương trình, Sách giáo khoa 2018 triển khai trong bối cảnh vô cùng khó khăn, đúng lúc dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Theo lộ trình, năm học 2021 - 2022, triển khai ở khối lớp 6. Bài viết trình bày thực trạng triển khai Chương trình, Sách giáo khoa môn Giáo dục công dân lớp 6 từ khâu chuẩn bị đến việc tổ chức thực hiện, giám sát hỗ trợ và đưa ra một số giải pháp để việc thực hiện Chương trình, Sách giáo khoa môn Giáo dục công dân ở khối lớp 6 và các khối lớp tiếp theo đạt hiệu quả.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 4,812
Nghiên cứu mối tương quan giữa kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội với tổ hợp các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh của kì thi tốt nghiệp thu thập từ 2.178 học sinh. Kết quả thu được mối tương quan thuận giữa bài thi đánh giá năng lực và điểm thi tốt nghiệp. Hệ số tương quan r từ 0,33 đến 0,46 với giá trị kiểm nghiệm Pearson Sig. = 0,00 chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa hai biến số khảo sát. Thí sinh có năng lực ngoại ngữ tốt sẽ đạt kết quả bài thi đánh giá năng lực cao qua nhóm các câu hỏi tư duy ngôn ngữ và năng lực giải quyết vấn đề.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 4,591
Các học phần Tiếng Nhật tổng hợp có vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo chuyên ngành Tiếng Nhật thương mại tại Trường Đại học Ngoại thương. Đây là những học phần cơ bản, cung cấp kiến thức nền tảng cho các học phần kĩ năng cũng như chuyên ngành. Bài viết phân tích, đánh giá thực trạng giảng dạy Tiếng Nhật tổng hợp thông qua việc khảo sát hơn 200 sinh viên và cựu sinh viên. Trên cơ sở kết quả khảo sát, bài viết đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Số: /2023
Số CIT: 0
Số lượt xem: 6,256
Thống kê và Xác suất là một nội dung mới và khó ở lớp 6 trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Do vậy, đa phần giáo viên và học sinh đều gặp phải khó khăn trong quá trình dạy học nội dung Thống kê và Xác suất. Bài viết đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm đổi mới việc dạy học chủ đề Thống kê và Xác suất: Dạy học chủ đề Thống kê và Xác suất trong môn Toán lớp 6 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Phương pháp này không những nâng cao chất lượng dạy học mà còn khơi gợi niềm hứng thú với môn học ở học sinh.