Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm Hóa học theo tiếp cận CDIO cho sinh viên Sư phạm Hóa học thông qua việc sử dụng phương pháp dạy học vi mô kết hợp với phương pháp đóng vai

Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm Hóa học theo tiếp cận CDIO cho sinh viên Sư phạm Hóa học thông qua việc sử dụng phương pháp dạy học vi mô kết hợp với phương pháp đóng vai

Lê Thị Thu Hiệp lethuhiepdhv@gmail.com Trường Đại học Vinh 182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam
Cao Cự Giác* giaccc@vinhuni.edu.vn Trường Đại học Vinh 182 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Việt Nam
Lý Huy Hoàng huyhoangfcdu@gmail.com Trường Đại học Đồng Tháp 783 Phạm Hữu Lầu, phường 6, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam
Tóm tắt: 

Vấn đề đào tạo sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực có nhiều quan điểm thực hiện khác nhau. Trường Đại học Vinh đã tiến hành đào tạo sinh viên theo tiếp cận CDIO nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội từ năm học 2017 - 2018. Mặt khác, mỗi phương pháp giảng dạy dù truyền thống hay hiện đại đều nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó của cơ chế dạy - học hoặc nhấn mạnh lên mặt nào đó thuộc về vai trò của giảng viên và vẫn tồn tại một vài khía cạnh mà người dạy và người học chưa khai thác hết. Chính vì thế, không có một phương pháp dạy học nào được cho là lí tưởng và trong quá trình giảng dạy việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học chủ động sẽ đem lại hiệu quả mong muốn. Đây là cơ sở để chúng tôi kết hợp phương pháp dạy học vi mô với phương pháp đóng vai nhằm phát triển năng lực thực hành thí nghiệm Hoá học cho sinh viên Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO.

Từ khóa: 
CDIO
năng lực thực hành thí nghiệm
phương pháp dạy học vi mô
phương pháp đóng vai.
Tham khảo: 

[1] Ban Chấp hành Trung ương, (2013), Nghị quyết số 29- NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

[2] Hồ Tấn Nhật - Đoàn Thị Minh Trinh (biên dịch, tái bản lần thứ nhất), (2009), Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kĩ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

[3] CDIO Organization, (2014), http://www.cdio.org/cdio- organization.

[4] Đoàn Thị Minh Trinh (chủ biên) - Nguyễn Quốc Chính - Nguyễn Hữu Lộc - Phạm Công Bằng - Peter J. Gray - Hồ Tấn Nhật, (2012), Thiết kế và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

[5] Campbell, D., Boles, W., Murray, M., Hargreaves, D., Keir, A, (2007), Balancing Pedagogi and Student Experience In First-Year Engineering Courses, Proccedings of the International CDIO Conference, MIT, Cambridge, Masachusetts, USA, June 11-14.

[6] http://www.cdio.org/cdio-collaborators/school-profiles, truy cập ngày: 17/7/2021.

[7] Trường Đại học Vinh, (27/4/2017), Chuẩn đầu ra cấp độ 3, chương trình đào tạo tiếp cận CDIO đại học hệ chính quy, ngành Sư phạm Hóa học, Ban hành theo Quyết định số 747/QĐ-ĐHV.

[8] Dwight W. Allen, (1967), Microteaching - A Description, Stanfod University.

[9] Dự án Việt - Bỉ, (2006), Tập huấn dạy và học tích cực và sử dụng thiết bị dạy học, Hà Nội.

[10] Hoàng Phê, (2011), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

[11] Phan Trọng Ngọ, (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[12] Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường, (2016), Lí luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

[13] ao Cự Giác (Chủ biên) - Trần Trung Ninh, (2018), Giáo trình Phương pháp dạy học Hóa học bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông, NXB Đại học Vinh.

[14] Cao Cu Giac - Le Thi Thu Hiep, (2020), Instructing Third-Year Chemistry Pedagogical Students to Practice Extracting Eucalyptus Essential Oil by Approaching CDIO Teaching, International Journal on Emerging Technologies, 11(4): 397-410.

Bài viết cùng số