Thực hành tiếng Việt là một trong những nội dung dạy học trong môn Ngữ văn hiện nay. Giống như các nội dung đọc, viết, nói và nghe, dạy học Thực hành tiếng Việt cũng được tổ chức thông qua các hoạt động dạy học. Để tổ chức tốt các hoạt động này, rất cần một phương tiện, đó là bài tập. Giờ học Thực hành tiếng Việt nói riêng và Ngữ văn nói chung có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống bài tập. Tuy nhiên, việc xây dựng bài tập để tổ chức tốt hoạt động dạy học phụ thuộc vào nhiều yếu tố và là một thách thức đối với nhiều giáo viên. Bài viết nghiên cứu quan niệm, vai trò, yêu cầu, quy trình xây dựng bài tập trong dạy học nội dung Thực hành tiếng Việt nhằm giúp giáo viên nâng cao kĩ năng xây dựng bài tập để tổ chức hiệu quả hoạt động dạy học nội dung này.
[1] Hoàng Phê (Chủ biên), (2014), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (26/12/2018), Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
[3] Thái Duy Tuyên, (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục. Hà Nội.
[4] Thái Duy Tuyên, (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục. Hà Nội.
[5] Phạm Thị Thu Hương (Chủ biên), (2022), Giáo trình Xây dựng kế hoạch môn Ngữ văn, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[6] Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên) - Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), (2021), Ngữ văn 6, tập 1, Cánh diều, NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
[7] Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên) - Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), (2021), Ngữ văn 6, tập 2, Cánh diều, NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
[8] Công văn 5512 /BGDĐT-GDTrH ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2020.