Danh sách bài viết

Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 513
Các vấn nạn liên quan đến giới tính và sức khỏe sinh sản ở trẻ em ngày càng gia tăng ở Việt Nam, đòi hỏi hệ thống giáo dục cần xây dựng một chương trình giáo dục giới tính phù hợp. Các nghiên cứu về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản hiện hành thường tập trung vào người dạy là giáo viên. Trong khi đó, việc tìm hiểu nhu cầu về kiến thức và các kĩ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản ở người học có vai trò then chốt. Khảo sát này được thực hiện trên tổng số 876 học sinh thuộc lứa tuổi 9 - 14 tuổi ở 4 điểm trường tiểu học và trung học cơ sở thuộc quận Ninh Kiều của thành phố Cần Thơ. Kết quả cho thấy, nhóm học sinh nữ có nhu cầu tìm hiểu về kiến thức, rèn luyện về các kĩ năng nhiều hơn và sớm 1 - 2 năm so với nam học sinh. Vấn đề rèn luyện các kĩ năng được các em học sinh quan tâm nhiều so với các nội dung về lí thuyết. Kết quả khảo sát cung cấp một kênh thông tin quan trọng để làm cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng và phát triển nội dung giáo dục giới tính và kĩ năng sống cho các em học sinh ở cấp Tiểu học và Trung học cơ sở
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 592
Văn bản thông tin là phần văn bản khá mới mẻ trong Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. Để chuẩn bị cho năm học 2020 - 2021, có 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Mặc dù mỗi bộ sách có quan điểm biên soạn, cách tiếp cận, cấu trúc và bản sắc riêng nhưng nội dung các văn bản thông tin trong sách giáo khoa Tiếng Việt đều giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 296
Trong bài báo này, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên (GV) trung học cơ sở (THCS) nhằm nâng chuẩn trình độ đào tạo, đáp ứng tính chuyên nghiệp của nghề dạy học được khảo sát, đánh giá theo tiếp cận quản lí (QL) nguồn nhân lực trong quản lí nhà nước (QLNN) về nhà giáo. Nghiên cứu tác động của yêu cầu đổi mới giáo dục đến tính chuyên nghiệp của GV THCS, những yêu cầu cấp thiết đối với GV THCS được cơ sở tuyển dụng quan tâm, những khó khăn mà GV THCS gặp phải trong bối cảnh đổi mới và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng GV THCS nhằm nâng chuẩn trình độ đào tạo cho thấy cần phải hoàn thiện khung chính sách QLNN về nhà giáo và nghề dạy học nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển giáo dục (GD)
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 784
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là việc làm thường xuyên và liên tục trong quá trình dạy học.Trong bối cảnh của Chương trình Giáo dục phổ thông đang được thiết kế lại, việc chuyển hướng dạy học theo định hướng nội dung sang dạy học định hướng năng lực đã được ban soạn thảo chương trình đề xuất và Quốc hội thông qua thì việc nghiên cứu thay đổi cách đánh giá kết quả được xem là việc làm mang tính cấp thiết và tất yếu. Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích một số đặc điểm của từng cách tiếp cận dạy học, tác giả bài báo đề xuất một biện pháp đánh giá kết quả học tập theo định hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực của học sinh dựa trên một nghiên cứu cho trường hợp dạy học môn Tin học ở trường trung học phổ thông.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,101
Học tập nâng cao trình độ đại học theo hình thức liên thông, vừa làm vừa học là phù hợp xu thế phát triển giáo dục hiện nay. Việc người học được học mọi lúc mọi nơi nhằm nâng cao trình độ chuyên môn là một trong những chủ trương của Đảng và ngành Giáo dục đưa ra là tạo cho mọi người trong xã hội được “học suốt đời”, “học mọi lúc, mọi nơi”, là thực hiện đúng nội dung của Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực từ năm 2020. Đây cũng là nhiệm vụ nhằm cụ thể hóa nội dung Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, đồng thời đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức ở các địa phương sau khi thực hiện đề án sáp nhập chính quyền phường, xã, thị trấn. Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị là cơ sở giáo dục, đào tạo giáo viên bậc Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở, đồng thời thực hiện nhiệm vụ liên kết với các trường đại học đào tạo trình độ đại học cho đội ngũ giáo viên tiểu học, trung học cơ sở và cán bộ, viên chức địa phương. Tuy nhiên, quá trình thực hiện nhiệm vụ liên kết đào tạo đại học theo hình thức vừa làm vừa học gặp nhiều khó khăn, số lượng lớp và học viên ngày càng giảm. Vì vậy, cần phải có giải pháp hợp lí để nâng cao hiệu quả công tác liên kết đào tạo trình độ đại học cho đội ngũ cán bộ, viên chức đang công tác trong các cơ sở giáo dục và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 410
Bài viết trình bày việc sử dụng logic mờ để dự đoán kết quả thi của sinh viên nhằm giúp giảng viên đứng lớp có cơ sở đưa ra những tác động sư phạm phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học. Mô hình đánh giá nhận hai biến đầu vào là điểm kiểm tra giữa kì và số buổi sinh viên nghỉ học sau nửa thời gian học tập. Các biến được mờ hóa thành ba mức để đưa vào mô hình suy diễn với chỉ sáu luật suy diễn. Điểm thi khi tính toán bằng mô hình được so sánh với điểm thi thực tế để đánh giá độ chính xác của mô hình. Với dữ liệu 86 sinh viên học môn Toán rời rạc tại Trường Đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh, mô hình cho độ chính xác 79.9% tương đồng với các nghiên cứu trước sử dụng nhiều biến và nhiều luật hơn.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,142
Trong quá trình thực hiện đánh giá kết quả học tập các môn học nói chung và môn Giáo dục học nói riêng theo tiếp cận năng lực, một trong những khâu khó thực hiện nhất là xây dựng được các công cụ để đánh giá năng lực người học, mà trong đó rubric là công cụ có hiệu quả hơn cả. Bài báo làm rõ cách thức xây dựng các rubric đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học theo tiếp cận năng lực bao gồm hai khâu là xây dựng tiêu chí đánh giá các năng lực cụ thể và xây dựng các mức độ đạt được của các tiêu chí đó. Mỗi khâu lại được mô tả chi tiết, cụ thể nhằm làm rõ đặc trưng riêng của đánh giá theo tiếp cận năng lực, qua đó giúp cho giảng viên dạy học môn này có thể tham khảo phục vụ cho quá trình giảng dạy môn học của mình.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 823
Chúng ta đang ở thế kỉ XXI, thế giới đang tiến vào cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư với Internet vạn vật (Internet of Things-IoT), nguồn dữ liệu lớn (Big Data),…Nhiều thành tựu của công nghệ đang được dưa vào giáo dục như Công nghệ thực tế tăng cường (Augmented Reality-AR) và thực tế ảo (Virtual Reality-VR). Để theo kịp đổi mới về công nghệ, bên cạnh việc có được nền tảng kĩ thuật tốt còn cần đổi mới về tư duy cho người học, tăng cường một số kĩ năng của thế kỉ XXI như kĩ năng số, kĩ năng tình cảm xã hội và kĩ năng chuyển đổi. Nhiều nước trên thế giới đã đi đầu trong ứng dụng AR, hay VR trong giáo dục như: Hàn Quốc, Cộng hòa liên bang Đức, Singapore,... và bước đầu cho thấy thế mạnh của ứng dụng công nghệ trong đổi mới giáo dục. Nước ta đang đổi mới giáo dục theo hướng tiếp cận với nền giáo dục của một số nước tiên tiến, vươn tới một nền giáo dục thông minh.Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả với thực tiễn giáo dục nước nhà rất cần học tập kinh nghiệm của các nước, trong đó có Singapore. Bài viết này giới thiệu đôi nét về cách mà Singapore tiếp cận và triển khai ứng dụng công nghệ trong đổi mới giáo dục. Qua đó, có thể học tập được đôi điều cho Việt Nam khi tiếp cận với giáo dục 4.0.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 388
Nghị quyết Trung ương 8 về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã tạo khuôn khổ pháp lí, chính trị làm cơ sở cho một cuộc cải cách sâu rộng trong toàn ngành Giáo dục, trong đó đội ngũ giáo viên là nhân tố trung tâm của quá trình cải cách. Những nhiệm vụ mới đặt ra đòi hỏi đội ngũ người thầy phải ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn, có năng lực cao hơn, có tri thức và phương pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề thực tiễn, những vấn đề tức thời nảy sinh trên lớp hoặc trong nhà trường. Trong bối cảnh đó, việc đổi mới phương thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ ở phổ thông trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhiệm vụ này đòi hỏi cần có những bước đột phá mới về cách làm với những quan niệm mới trong nhận thức, đưa công tác bồi dưỡng trở về quỹ đạo thực tiễn, với định hướng tự bồi dưỡng thường xuyên, tại chỗ, với sự hỗ trợ hiệu quả về chuyên môn từ các trường đại học đào tạo chuyên ngoại ngữ. Trong bài viết này, các tác giả đã trình bày những nét chính của Mô hình thực địa bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ phổ thông với hi vọng mô hình sẽ góp thêm một tiếng nói trong những nỗ lực chung của toàn ngành hướng tới việc nghiên cứu và triển khai thử nghiệm những mô hình mới bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 230
There is no argument amongst educators that a teacher’s feedback represents a significant contribution to a learner’s in-class learning outcomes. However, while the contribution of a teacher’s feedback is significant there are also challenges associated with the effectiveness of a teacher’s feedback. These challenges, the authors suggest, centre mainly on the effectiveness of the discourse between the teacher and the leaner. To possibly assist in addressing some of the challenges associated with the effectives of a teacher’s feedback this paper outlines that there needs to be an emphasis on Future Actionable Knowledge. Future Actionable Knowledge, the authors contend, is driven by Assessment To Learning, which highlights the use of interconnected formative assessment tasks within the teaching and learning space. By highlighting the use of interconnected formative assessment to drive Assessment To Learning, the authors believe, influences a teacher’s feedback to the learner by providing the leaner and the teacher with Future Actionable Knowledge, facilitated through Multi-Dimensional Discourse, via Feedback-Feedforward Learning, whereby, the teaching and learning activities associated with the learning space focus on value-adding to the in-class learning of the learner.