Danh sách bài viết

Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 296
Trong bài báo này, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên (GV) trung học cơ sở (THCS) nhằm nâng chuẩn trình độ đào tạo, đáp ứng tính chuyên nghiệp của nghề dạy học được khảo sát, đánh giá theo tiếp cận quản lí (QL) nguồn nhân lực trong quản lí nhà nước (QLNN) về nhà giáo. Nghiên cứu tác động của yêu cầu đổi mới giáo dục đến tính chuyên nghiệp của GV THCS, những yêu cầu cấp thiết đối với GV THCS được cơ sở tuyển dụng quan tâm, những khó khăn mà GV THCS gặp phải trong bối cảnh đổi mới và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng GV THCS nhằm nâng chuẩn trình độ đào tạo cho thấy cần phải hoàn thiện khung chính sách QLNN về nhà giáo và nghề dạy học nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển giáo dục (GD)
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 784
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là việc làm thường xuyên và liên tục trong quá trình dạy học.Trong bối cảnh của Chương trình Giáo dục phổ thông đang được thiết kế lại, việc chuyển hướng dạy học theo định hướng nội dung sang dạy học định hướng năng lực đã được ban soạn thảo chương trình đề xuất và Quốc hội thông qua thì việc nghiên cứu thay đổi cách đánh giá kết quả được xem là việc làm mang tính cấp thiết và tất yếu. Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích một số đặc điểm của từng cách tiếp cận dạy học, tác giả bài báo đề xuất một biện pháp đánh giá kết quả học tập theo định hướng tiếp cận phẩm chất, năng lực của học sinh dựa trên một nghiên cứu cho trường hợp dạy học môn Tin học ở trường trung học phổ thông.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,101
Học tập nâng cao trình độ đại học theo hình thức liên thông, vừa làm vừa học là phù hợp xu thế phát triển giáo dục hiện nay. Việc người học được học mọi lúc mọi nơi nhằm nâng cao trình độ chuyên môn là một trong những chủ trương của Đảng và ngành Giáo dục đưa ra là tạo cho mọi người trong xã hội được “học suốt đời”, “học mọi lúc, mọi nơi”, là thực hiện đúng nội dung của Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực từ năm 2020. Đây cũng là nhiệm vụ nhằm cụ thể hóa nội dung Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, đồng thời đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức ở các địa phương sau khi thực hiện đề án sáp nhập chính quyền phường, xã, thị trấn. Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị là cơ sở giáo dục, đào tạo giáo viên bậc Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở, đồng thời thực hiện nhiệm vụ liên kết với các trường đại học đào tạo trình độ đại học cho đội ngũ giáo viên tiểu học, trung học cơ sở và cán bộ, viên chức địa phương. Tuy nhiên, quá trình thực hiện nhiệm vụ liên kết đào tạo đại học theo hình thức vừa làm vừa học gặp nhiều khó khăn, số lượng lớp và học viên ngày càng giảm. Vì vậy, cần phải có giải pháp hợp lí để nâng cao hiệu quả công tác liên kết đào tạo trình độ đại học cho đội ngũ cán bộ, viên chức đang công tác trong các cơ sở giáo dục và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 410
Bài viết trình bày việc sử dụng logic mờ để dự đoán kết quả thi của sinh viên nhằm giúp giảng viên đứng lớp có cơ sở đưa ra những tác động sư phạm phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học. Mô hình đánh giá nhận hai biến đầu vào là điểm kiểm tra giữa kì và số buổi sinh viên nghỉ học sau nửa thời gian học tập. Các biến được mờ hóa thành ba mức để đưa vào mô hình suy diễn với chỉ sáu luật suy diễn. Điểm thi khi tính toán bằng mô hình được so sánh với điểm thi thực tế để đánh giá độ chính xác của mô hình. Với dữ liệu 86 sinh viên học môn Toán rời rạc tại Trường Đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh, mô hình cho độ chính xác 79.9% tương đồng với các nghiên cứu trước sử dụng nhiều biến và nhiều luật hơn.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 737
Trong khuôn khổ của bài viết, tác giả bàn về khái niệm năng lực sáng tạo của học sinh trung học cơ sở nói chung và năng lực sáng tạo của học sinh trung học cơ sở trong đọc hiểu văn bản văn học. Trên cơ sở đó, bài viết đã đề cập đến một biện pháp trong tổ chức dạy học đọc hiểu văn bản văn học giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo, đó là tổ chức các hoạt động hồi ứng trải nghiệm thông qua các vai khác nhau khi đến với tác phẩm (vai nhân vật, vai nhà văn, vai người quan sát chứng kiến). Khi hòa mình vào vai của các chủ thể khác nhau trong văn bản, bạn đọc học sinh sống với những xúc cảm, niềm vui, nỗi buồn của họ; thấu hiểu những thân phận, đồng sáng tạo với nhà văn. Khi bước ra khỏi văn bản, học sinh nhìn nhận, đánh giá về các giá trị của văn bản và biết vận dụng sáng tạo vào chính bản thân mình.Tổ chức quá trình đó trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học, giáo viên góp phần giúp học sinh đạt đến một số những biểu hiện năng lực sáng tạo của HS trung học cơ sở trong đọc hiểu văn bản văn học.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 341
Lối sống được thể hiện ra bên ngoài bằng những hành vi, cách ứng xử của con người. Giáo dục lối sống là giáo dục cách cư xử chuẩn mực trong cuộc sống thường ngày. Giáo dục đạo đức lối sống cho trẻ em, học sinh là điều vô cùng cần thiết và cần phải có sự tham gia của tất cả các lực lượng xã hội đó là gia đình, nhà trường và các lực lượng khác. Nghiên cứu được thực hiện trên 248 cán bộ quản lí, giáo viên các trường tiểu học và các lực lượng xã hội ở quận Kiến An, thành phố Hải Phòng về thực trạng giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học dựa vào cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết các lực lượng xã hội đều nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học. Việc thực hiện các nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục lối sống cho học sinh tiểu học dựa vào cộng đồng đã được thực hiện song chưa được thường xuyên và hiệu quả.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 469
Giáo dục đào tạo luôn được đánh giá là “quốc sách” của mọi quốc gia trên con đường xây dựng đất nước theo hướng phát triển bền vững, là nhân tố chìa khóa trong xu hướng hội nhập quốc tế, là động lực thúc đẩy nền kinh tế. Bài viết trình bày về sự phát triển tất yếu của một hình thức giáo dục đào tạo mới - đào tạo trực tuyến eLearning/eTraining trong nền kinh tế tri thức ngày nay cũng như những ưu điểm của hình thức đào tạo này so với đào tạo truyền thống và xu thế phát triển của eLearning/ eTraining trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bên cạnh việc nêu và phân tích các ưu điểm và hạn chế của một số phần mềm eLearning đang được phổ biến hiện nay ở Việt Nam, nhóm tác giả cũng giới thiệu và đề xuất giải pháp eTraining trên mạng xã hội nền tảng Blockchain Latoi.net do nhóm người Việt Nam sáng tạo và cung cấp.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 230
There is no argument amongst educators that a teacher’s feedback represents a significant contribution to a learner’s in-class learning outcomes. However, while the contribution of a teacher’s feedback is significant there are also challenges associated with the effectiveness of a teacher’s feedback. These challenges, the authors suggest, centre mainly on the effectiveness of the discourse between the teacher and the leaner. To possibly assist in addressing some of the challenges associated with the effectives of a teacher’s feedback this paper outlines that there needs to be an emphasis on Future Actionable Knowledge. Future Actionable Knowledge, the authors contend, is driven by Assessment To Learning, which highlights the use of interconnected formative assessment tasks within the teaching and learning space. By highlighting the use of interconnected formative assessment to drive Assessment To Learning, the authors believe, influences a teacher’s feedback to the learner by providing the leaner and the teacher with Future Actionable Knowledge, facilitated through Multi-Dimensional Discourse, via Feedback-Feedforward Learning, whereby, the teaching and learning activities associated with the learning space focus on value-adding to the in-class learning of the learner.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 177
Under the impact of the socialist-oriented market economy and international integration, more and more autonomy has been assigned to public higher education institutions to encourage their appropriate and effective use of resources to improve training quality. In reviewing the model of human resource management and knowledge management based on the corporate social responsibility (CSR) approach, this paper presents a model built for developing academic staff under the consideration of several factors including external factors, internal factors, the autonomy and social responsibilities of the University for outputs, stakeholders (university administration board, investors, human resources units, university members) and the quality management of higher education institutions.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 186
Besides the formal education mode, constant education mode plays an important role and function in meeting with needs of human resources to help decrease the gap of level of production and social life in Viet Nam compared with developing countries in the region and in the world, integrate Vietnamese education into regional and global education, which is developing continuously. To make sure of the above missions, aside from diversifying modes of training, constant education mode requires evaluating and understanding the roles, functions together with opportunities and challenges of this mode correctly to support and influence it positively. In the process of human resource training in the Mekong Delta during this time, it is undeniable to mention the role of Can Tho University, which makes a great effort to maintain and develop the effectiveness of constant education mode