Danh sách bài viết

Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 909
Ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Ngôn ngữ không chỉ là sự giao tiếp mà còn là sự trao đổi giữa các nền văn hóa với nhau. Thật khó khăn để tưởng tượng rằng, chúng ta sẽ sống như thế nào nếu không có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là dấu hiệu làm phân biệt giữa con người và loài vật. Mọi người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp thể hiện ý tưởng, suy nghĩ, cảm xúc (yêu ghét, giận dữ hay thân thiện), trong ngôn ngữ một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng đó là giao thoa văn hóa. Giao thoa văn hóa là một trong những lĩnh vực rất thú vị và hấp dẫn tác giả đưa ra sự giống nhau và khác nhau giữa các nền văn hóa. Nó hội tụ trong ngôn ngữ thật đa dạng giữa các quốc gia trên thế giới với nhau. Mặc dù đã có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu thành công về vấn đề giao văn hóa này. Nhưng việc sử dụng nó chưa hiệu quả còn gây nhầm lẫn. Do vậy, trong bài báo này, tác giả chỉ trình bày một số tình huống gây nhầm lẫn của sinh viên các trường đại học nói chung, Trường Đại học Điện lực nói riêng và với sinh viên nước ngoài. Mục đích của việc nghiên cứu này là chúng ta hạn chế được sự hiểu nhầm, đáng tiếc xảy ra trong quá trình giao tiếp giữa các nền văn hóa.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 756
Bài viết nghiên cứu việc rèn luyện tri thức phương pháp cho học sinh lớp 11 trong dạy học môn Toán ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đó là các biện pháp: Tạo tình huống để học sinh vận dụng tri thức phương pháp có tính thuật giải và tìm đoán theo mức độ khó tăng dần; rèn luyện tri thức phương pháp “quy lạ về quen” gắn với việc bồi dưỡng hoạt động trí tuệ cho người học. Thông qua việc rèn luyện tri thức phương pháp mà người học cũng được bồi dưỡng các hoạt động trí tuệ, đây là việc bồi dưỡng cần thiết đối với thực tiễn dạy học môn Toán hiện nay của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 518
Phương pháp Bogoliubov mở rộng khi áp dụng cho hệ kinh tế đã cho thấy có sự chuyển hàm phân bố của lãi suất hiệu dụng từ dạng Boltzmann sang dạng Gaussian theo thời gian. Khi áp dụng phương pháp này cho giáo dục, tác giả chỉ ra được sự dịch chuyển phân bố Gaussian – Gaussian của phổ điểm của học sinh theo thời gian trong một năm học. Qua việc phân tích đặc trưng của các hàm phân bố điểm thu được (giá trị trung bình, độ lệch chuẩn) và sự dịch chuyển của các phổ điểm này theo thời gian, tác giả đã chỉ ra được mức độ hình thành năng lực chuyên biệt đối với các môn học được khảo sát và quá trình phát triển năng lực tương ứng của học sinh trong một năm học, đồng thời đưa ra được những tác động của giáo viên lên quá trình hình thành và phát triển năng lực của học sinh.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 585
Bài viết đề xuất đổi mới Chương trình môn Giáo dục công dân theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể về: Đặc điểm môn học, quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu chương trình, nội dung giáo dục, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện chương trình. Theo tác giả bài viết, hiện nay chương trình môn Giáo dục công dân đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Để đổi mới chương trình môn Giáo dục công dân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Nghị quyết 29, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước trong tình hình mới, cần có sự quan tâm góp ý của các nhà khoa học, cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên và các tổ chức xã hội
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 524
Bài viết đề cập đến việc sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học môn Đại số tuyến tính nhờ sự trợ giúp của phần mềm Symbolab online. Phần mềm Symbolab giúp sinh viên tìm ra đáp án một cách chính xác và đưa ra được lời giải giúp sinh viên so sánh, đối chiếu tự kiểm chứng lời giải của mình mà không cần nhờ sự giúp đỡ của giảng viên. Sinh viên có thể sử dụng phần mềm Symbolab để tự học một cách hiệu quả. Qua đó, sinh viên tích cực chủ động, tự xây dựng kiến thức cho chính mình.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 2,086
Trong điều kiện hội nhập và sự bùng nổ tri thức hiện nay, Việt Nam không nằm ngoài xu thế đổi mới hệ thống giáo dục đại học. Điều này lại càng cấp thiết hơn khi chúng ta đang ở một xuất phát điểm rất thấp so với khu vực và trên thế giới. Bài viết đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học như: (1) Giải pháp về pháp lí; (2) Giải pháp hoàn thiện chế định quyền và nghĩa vụ của giảng viên trong trường đại học; (3) Giải pháp thu hút, tạo nguồn giảng viên trong trường đại học; (4) Giải pháp tuyển chọn giảng viên trong trường đại học; (5) Giải pháp về chính sách đãi ngộ giảng viên trong trường đại học; (6) Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng giảng viên; (7) Giải pháp về công tác kiểm tra, nhận xét, đánh giá đối với giảng viên. Vì vậy, trong chiến lược đổi mới giáo dục có rất nhiều điều cần phải làm và cần được tiến hành đồng bộ song phát triển nhanh nguồn lực chất lượng cao với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ cần được quan tâm hàng đầu.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 777
Mối quan hệ giữa sở thích môn học với định hướng nghề nghiệp của học sinh Trường Trung học cơ sở Trần Quốc Toản thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa được xác định bằng phép phân tích tương quan đa biến (CCA). Kết quả cho thấy, sở thích môn học có mối quan hệ chặt chẽ và chi phối định hướng nghề nghiệp của từng học sinh. Kết quả nghiên cứu này góp phần cùng cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng mô hình trải nghiệm sáng tạo phù hợp với việc phân luồng học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm theo sở thích môn học và định hướng nghề nghiệp.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,106
Văn hóa nhà trường là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường đại học. Xây dựng văn hóa nhà trường lành mạnh là yêu cầu cấp thiết đối với bất cứ trường đại học nào muốn phát triển bền vững. Bài viết trình bày khái niệm, cấu trúc, các mặt biểu hiện của văn hóa trường đại học, từ đó phân tích quy trình xây dựng văn hóa nhà trường. Người lãnh đạo, quản lí trường đại học cần quản lí tốt quy trình này thông qua công tác lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra, đồng thời chú ý đến các yếu tố bên trong và bên ngoài nhà trường ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa trường đại học.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 618
Cử tuyển là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo nguồn nhân lực tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có hoàn cảnh kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Chính sách này đã được cụ thể hóa trong Luật Giáo dục và thực hiện từ năm 1990 đến nay. Sau gần 30 năm thực hiện chính sách cử tuyển, bên cạnh những thành tựu đạt được còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt trong thực thi chính sách cử tuyển. Bài viết phân tích những vấn đề còn tồn tại trong thực thi chính sách cử tuyển một cách khách quan, toàn diện và lịch sử cụ thể, đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân của tồn tại làm tiền đề cho việc đề xuất hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện chế độ cử tuyển có chất lượng, đạt hiệu quả cao.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 560
Siêu nhận thức và các kĩ năng siêu nhận thức được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu và vận dụng vào quá trình dạy học. Việc dạy học theo hướng rèn luyện cho học viên một số kĩ năng siêu nhận thức sẽ góp phần phát triển tư duy cho học viên. Bài viết trình bày về siêu nhận thức, một số kĩ năng siêu nhận thức, biện pháp đặt câu hỏi góp phần rèn luyện kĩ năng siêu nhận thức cho học viên trong dạy học môn Xác suất và Thống kê.