Danh sách bài viết

Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 934
: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có một sự tác động lớn giữa vai trò của doanh nhân đổi mới sáng tạo và sự phát triển của kinh tế, việc giảng dạy về khởi nghiệp kinh doanh và đổi mới sáng tạo trở nên quan trọng hơn. Những nghiên cứu hiện tại về lĩnh vực này chưa tập trung vào mối quan hệ trực tiếp giữa hoạt động giảng dạy và năng lực của sinh viên được hình thành sau khoá học. Bài viết khảo sát 212 sinh viên ngành Kinh doanh với mục tiêu đánh giá tác động của sự thay đổi trong môi trường học tập kiến tạo đến năng lực tư duy phản biện của các sinh viên, trong một khoá học được thiết kế mô phỏng như một hệ sinh thái khởi nghiệp thu nhỏ. Kết quả khảo sát cho thấy, môi trường học tập kiến tạo có tác động tích cực và trực tiếp đến tư duy phản biện của sinh viên và tác động trung gian qua các mục tiêu học tập nội sinh và ngoại sinh. Kết quả này bổ sung thêm minh chứng cho thấy tầm quan trọng của môi trường học tập đến kiến tạo năng lực cho người học, gợi ý cho việc chú trọng hơn đến cách thiết kế môi trường học tập để tạo ra những hiệu quả thực sự đến năng lực của người học. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sự đổi mới trong môi trường học tập có thể cải thiện được năng lực tư duy phản biện của sinh viên khối ngành Kinh doanh trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,035
Thúc đẩy phát triển năng lực tự học đòi hỏi một vai trò mới với giảng viên dựa trên việc dạy lấy người học làm trung tâm, đảm bảo sinh viên tham gia tích cực vào quá trình học tập. Phương pháp dạy học tích cực góp phần phát triển năng lực tự học cho sinh viên, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi cá nhân, khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong giải quyết những vấn đề thực tế. Song hành việc giảng dạy bằng phương pháp dạy học tích cực, giảng viên cần thúc đẩy phát triển các thuộc tính trí tuệ bên trong của sinh viên gồm: Lập luận khoa học, tư duy sáng tạo, tự đánh giá. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy, nếu giảng viên vận dụng phương pháp dạy học tích cực và các bài tập phát triển năng lực nhận thức, tự đánh giá sẽ giúp sinh viên độc lập hơn trong việc áp dụng lí luận vào thực tiễn, trong nhận thức, phân tích mạch lạc hơn trong các tình huống học tập.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 663
Trong việc giáo dục giá trị đối với thế hệ trẻ là học sinh, sinh viên, một trong những biện pháp hữu hiệu là nêu gương từ những con người thật, việc làm thật. Di sản của các nhà khoa học Việt Nam (bao gồm những câu chuyện, tài liệu và hiện vật sản sinh trong quá trình hoạt động của họ) có nhiều tiềm năng để thực hiện công tác này. Bài viết tập trung làm rõ các giá trị sống tiềm tàng trong di sản của các nhà khoa học Việt Nam từ thực tế hoạt động của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, đồng thời đề xuất một số hình thức giáo dục, lồng ghép nội dung từ di sản của nhà khoa học Việt Nam vào chương trình học tập của học sinh phổ thông để quảng bá rộng rãi hơn nữa giá trị di sản này trong xã hội
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 809
Trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa người sử dụng lao động và người cung cấp (cơ sở đào tạo) cho chúng ta thấy, bộ tiêu chuẩn ISO quy tụ kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực quản lí và đảm bảo chất lượng đào tạo. Đây là phương tiện hiệu quả giúp các nhà trường tự xây dựng và áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng tại cơ sở của mình, đồng thời cũng là phương tiện mà bên sử dụng lao động có thể căn cứ vào đó để tiến hành: Kiểm tra sự ổn định của đào tạo và chất lượng sản phẩm đào tạo trước khi kí hợp đồng. ISO đưa ra các chuẩn mực cho một hệ thống chất lượng và có thể áp dụng trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo. ISO hướng dẫn các tổ chức cũng như các cơ sở đào tạo xây dựng một Hệ thống quản lí thích hợp và văn bản hóa các yếu tố của Hệ thống chất lượng theo bộ tiêu chuẩn đã chọn. Bài viết đề cập đến Hệ thống quản lí chất lượng đào tạo theo ISO và những vấn đề cần quan tâm sau chứng nhận.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 708
Sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mới nổi trong những năm gần đây đang đưa nhân loại bước vào giai đoạn đầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Cách mạng công nghiệp 4.0 được dự báo sẽ có những tác động to lớn đến mọi mặt và mọi lĩnh vực của cuộc sống, ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số, có khả năng thích nghi với sự thay đổi nhanh của xã hội hiện nay là một nhiệm vụ quan trọng với mọi quốc gia nếu không muốn bị tụt lại phía sau. Bài báo này trước hết trình bày tóm tắt về Cách mạng công nghiệp 4.0 và các công nghệ nền tảng của nó, và tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến xã hội. Sau đó, chúng tôi đề xuất mô hình để đánh giá các tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến nhân lực dân tộc thiểu số và sự phát triển nhân lực dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 842
Dạy học sinh cách học, cách nghĩ, cách làm tiến tới dạy học sinh biết cách tự học là một xu thế của giáo dục Việt Nam hiện nay. Dạy học theo hướng giúp học sinh tự học có hướng dẫn là hình thức dạy học đáp ứng được xu thế đó. Môn Toán chiếm vị trí quan trọng trong các môn học ở nhà trường phổ thông. Với đặc điểm là tính trừu tượng cao và tính thực tiễn phổ dụng, môn Toán đã tác động không nhỏ đến việc rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh. Bài viết trình bày vai trò của giáo viên cũng như các bước dạy học Toán theo hướng giúp học sinh tự học có hướng dẫn ở trường phổ thông
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 749
Chất lượng đào tạo là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ sở giáo dục. Nếu vận dụng lí luận một cách linh hoạt và xây dựng được các biện pháp đồng bộ theo tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả công tác quản lí chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành Công an, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 792
Trong những năm gần đây, trào lưu dạy học tích hợp đã lan tỏa đều khắp trong các nhà trường phổ thông, góp phần không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, đây là một trong những vấn đề mới cho nên không ít giáo viên đã gặp lúng túng trong công tác giảng dạy. Hơn nữa, trước đây giáo viên chỉ được đào tạo đơn môn nên khả năng nhìn nhận vấn đề liên môn, tích hợp gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, công việc soạn bài và giảng dạy các chủ đề tích hợp tiêu tốn nhiều thời gian và kinh tế so với bài giảng truyền thông cho nên một số giáo viên không quan tâm đào sâu suy nghĩ và thực hiện theo hướng này. Qua thực tế đó, để nâng cao chất lượng giáo dục và bắt kịp với trào lưu dạy học hiện đại của thế giới, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh đã có nhiều cuộc thi, nhiều đợt bồi dưỡng về lí luận dạy học tích hợp cho cán bộ quản lí, giáo viên ở cơ sở nhằm giúp họ hiểu sâu hơn lí luận và thành thục trong thực hành giảng dạy các bài học, chủ đề tích hợp. Trong bài báo này, tác giả trình bày một số biện pháp rèn luyện kĩ năng dạy học tích hợp cho giáo viên Toán ở trường trung học phổ thông hiện nay, góp phần nâng cao trình độ lí luận và thực hành dạy học tích hợp của giáo viên trung học phổ thông
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 2,514
Giáo dục STEM đang trở thành một xu hướng giáo dục mang tính tất yếu trên thế giới. Việt Nam đang chú trọng triển khai giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông, giúp học sinh hướng tới các hoạt động trải nghiệm và vận dụng kiến thức để tạo ra sản phẩm hoặc giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống. Trong nội dung bài báo, tác giả thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề “Chế tạo dung dịch sát khuẩn phòng, chống dịch bệnh vi rút Corona” trong Chương trình Hóa học hữu cơ lớp 11 theo định hướng giáo dục STEM, nhằm giúp học sinh hứng thú học tập, phát triển năng lực tự chủ, tự học và giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 2,755
Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Bối cảnh giáo dục tại Việt Nam cũng như trên thế giới đang chuyển đổi tích cực với những tiến bộ trong ứng dụng công nghệ - kĩ thuật mới. Bài viết trình bày những xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin mới trong kiểm tra, đánh giá năng lực người học trên nền tảng công nghệ, từ đó đề xuất 03 mức độ ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục: 1/ Đánh giá trên lớp học - Các ứng dụng quản lí học tập trực tuyến (LMS); 2/ Đánh giá thích ứng năng lực người học - Hệ thống trắc nghiệm thích ứng trên máy tính (CAT); 3/ Hệ sinh thái học tập cá nhân hoá - Giải pháp tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.