Danh sách bài viết

Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 331
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Bài báo trình bày một số kết quả khảo sát thực trạng biểu hiện đạo đức nghề nghiệp qua nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên ngành Nông nghiệp tại một số cơ sở giáo dục đại học. Đây là căn cứ quan trọng làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo ngành Nông nghiệp.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 361
Trong xu thế “địa phương hóa chương trình đảm bảo phù hợp chương trình giáo dục phù hợp với bối cảnh, điều kiện của địa phương” nhằm phát huy tối đa hiệu quả của chương trình cũng như tận dụng điều kiện sẵn có của địa phương, hướng tới mục tiêu thành công của người học trong nhà trường tại địa phương đó. Bài viết tổng quan chung tình hình xây dựng nội dung giáo dục địa phương tại một số quốc gia lân cận, nơi đang triển khai mạnh xu thế này và tổng quan thực trạng triển khai nội dung này ở Việt Nam, từ đó đề xuất định hướng xây dựng nội dung giáo dục địa phương theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Nhóm tác giả đưa ra một số ví dụ cụ thể cho việc lựa chọn nội dung giáo dục địa phương sao cho phù hợp với bối cảnh của địa phương và điều kiện triển khai của nhà trường.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 371
Mối tương quan giữa sở thích môn học STEM với sở thích của học sinh phổ thông tại tỉnh Khánh Hòa được xác định bằng phép phân tích tương quan đa biến (CCA). Kết quả cho thấy, sở thích môn học STEM có mối tương quan chặt chẽ và chi phối sở thích của học sinh phổ thông Nha Trang, Khánh Hòa. Vì vậy, đối với học sinh phổ thông ở thành phố Nha Trang, nhà trường nên thiết kế các chủ đề giáo dục STEM và tổ chức cho học sinh trải nghiệm sáng tạo STEM theo sở thích cuộc sống với sở thích môn học STEM nhằm kích thích tính hưng phấn, khơi dậy tiềm năng, sở trường của học sinh. Kết quả nghiên cứu này góp phần cung cấp cơ sở khoa học thực tiễn cho việc thiết kế các chủ đề giáo dục STEM phù hợp với học sinh phổ thông Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 503
Đổi mới phương pháp dạy và học ở đại học, đặc biệt là phương pháp dạy học phát huy vai trò của cả thầy và trò là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và các trường đại học quan tâm và hướng đến. Phương pháp dạy học theo dự án là một trong những phương pháp dạy học phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học. Thông qua các quan niệm về dự án học tập, bài báo đề xuất 4 bước thiết kế dự án học tập, đồng thời đưa ra 2 ví dụ minh họa thiết kế dự án học tập nội dung thống kê trong môn Toán - Thống kê Y Dược cho sinh viên đại học ngành Dược.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 330
Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học tạo cơ hội cho mọi người có điều kiện được học tập nâng cao học vấn và năng lực nghề nghiệp để tham gia hiệu quả vào thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước. Phân luồng học sinh chủ yếu thường đặt ra từ sau tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Bài viết đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông. Điều đó phù hợp với xu thế phổ biến của thế giới và với tình hình thực tể ở nưởc ta hiện nay.
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 413
Trong hệ thống năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh thì năng lực thực nghiệm là một trong những năng lực chuyên biệt đối với việc dạy và học bộ môn Hoá học, một môn khoa học thực nghiệm, hầu hết lí thuyết được xây dựng dựa trên kết quả thực nghiệm.Trong bài viết này, tác giả điều tra thực trạng về việc sử dụng kênh hình; Xây dựng công cụ đánh giá năng lực thực nghiệm và đưa ra bảy biện pháp sử dụng kênh hình tĩnh, kênh hình động trong các dạng bài như: Hình thành kiến thức mới, luyện tập củng cố kiến thức, thực hành và các hoạt động ngoại khóa trong phần hóa học Phi kim lớp 10 ở trường trung học phổ thông để góp phần rèn luyện và phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua dạy học hóa học phần Phi kim lớp 10 ở trường trung học phổ thông
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 507
Một trong những quan điểm cơ bản được đặt ra khi xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới (Chương trình giáo dục phổ thông 2018) là bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với Chương trình giáo dục mầm non, Chương trình giáo dục nghề nghiệp và Chương trình giáo dục đại học. Như vậy, việc dạy học ở lớp 1 mới đòi hỏi sự kết nối chặt chẽ với Chương trình giáo dục mầm non trên tất cả các phương diện: Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá quá trình giáo dục. Phân tích chương trình lớp 1 hiện hành cho thấy việc kết nối với Chương trình giáo dục mầm non còn nhiều hạn chế. Còn tình trạng có những kiến thức, kĩ năng ở lớp 1 bị lặp lại Chương trình giáo dục mầm non gây nên tình trạng “quá tải” không cần thiết hoặc có những kiến thức, kĩ năng đưa vào mầm non sớm, không hợp với lứa tuổi học sinh. Bài báo phân tích việc thực hiện quan điểm kết nối giữa Chương trình lớp 1 mới với Chương trình mầm non thông qua nghiên cứu hai trường hợp cụ thể là kết nối Chương trình môn Toán lớp 1 mới với Chương trình giáo dục mầm non hiện hành (ở nội dung làm quen với Toán) và Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 mới với Chương trình giáo dục mầm non hiện hành (ở nội dung làm quen môi trường xung quanh).
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 559
Công dân toàn cầu và giáo dục công dân toàn cầu là xu thế trên thế giới và tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển phải đi theo. Nhìn chung, mục tiêu của giáo dục công dân toàn cầu nhằm trang bị cho người học các giá trị, kĩ năng, thái độ và hành vi để trở thành công dân toàn cầu sáng tạo, đổi mới và cam kết với hòa bình, quyền con người và phát triển bền vững. Bài báo trình bày và phân tích các đặc trưng cơ bản của công dân toàn cầu, giáo dục công dân toàn cầu để xác định các yêu cầu cần đổi mới giáo dục, làm tiền đề phân tích các cơ hội (chia sẻ kiến thức, kĩ năng và trí tuệ; phát triển các giá trị hợp tác tích cực; phát triển đa văn hóa…), thách thức và định hướng giải pháp (về triết lí, tầm nhìn, sứ mạng giáo dục; chương trình và tổ chức giáo dục; năng lực nhà giáo; giá trị và trách nhiệm của các bên liên quan; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông; phương pháp dạy học; tham dự của người học, hệ thống đánh giá…) để phát triển công dân toàn cầu và giáo dục công dân toàn cầu tại các quốc gia đang phát triển
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 343
Đạo đức, lối sống là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định chất lượng của đội ngũ cán bộ Đoàn trong các trường đại học - môi trường cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao. Quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ này là điều rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên. Bài viết góp phần làm rõ vai trò, thực trạng đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ Đoàn trong các trường đại học hiện nay
Số: /2020 Số CIT: 0 Số lượt xem: 352
Các trường đại học, cao đẳng là nơi thực hiện sứ mệnh đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Việc tăng cường và nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các trường đại học, cao đẳng là tất yếu để đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Để có thể tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng thì yêu cầu cấp thiết và đầu tiên hiện nay là cần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các trường đại học, cao đẳng để đảm bảo năng lực lãnh đạo của các chi bộ, nâng cao trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên trong việc đóng góp xây dựng nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết, góp phần xây dựng các đảng bộ các trường đại học, cao đẳng trong sạch, vững mạnh, đủ sức đưa các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam sánh ngang với các trường trong khu vực và trên thế giới.