Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 732
Trước sự phát triển nhanh của các khu công nghiệp, trường mầm non để thu nhận con em của người lao động trở nên quá tải. Những năm gần đây, các tỉnh thành phố đã nỗ lực để phát triển cơ sở giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp nhưng đến nay vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Trên cơ sở phân tích các khó khăn, vướng mắc từ thực trạng phát triển các cơ sở giáo dục mầm non ở khu công nghiệp, bài báo khuyến nghị một số chính sách nhằm tăng cường đầu tư phát triển trường mầm non để làm giảm áp lực huy động trẻ đi học ở các khu công nghiệp tập trung.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,475
Ngày nay, việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là cấp thiết vì nó là một trong những chìa khóa để hội nhập quốc tế và tiếp cận với các nước phát triển. Bên cạnh đó, việc dạy học theo chủ đề cũng ngày càng được quan tâm trong các trường trung học phổ thông khi học sinh được tiếp cận với đơn vị kiến thức một cách trọn vẹn, logic, giúp học sinh có thể hình thành và phát triển được nhiều năng lực cần thiết. Bài viết tập trung nghiên cứu cách thức để thiết kế một số chủ đề dạy học Sinh học bằng tiếng Anh trong Chương trình Sinh học Trung học phổ thông gồm 5 bước: Xác định tên chủ đề; Xây dựng hệ thống từ vựng chuyên ngành; Xây dựng nội dung chủ đề dạy học Sinh học bằng tiếng Anh; Thiết kế kế hoạch dạy học; Kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng minh được hiệu quả của việc dạy học các chủ đề Sinh học bằng tiếng Anh trong việc phát triển năng lực Sinh học, năng lực ngoại ngữ và các năng lực cần thiết khác của học sinh. Giáo viên có thể tham khảo quy trình trên để thiết kế các chủ đề dạy học Sinh học bằng tiếng Anh ở trường trung học phổ thông
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,480
Bài viết trình bày kết quả khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sư phạm trên 187 sinh viên sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Mục đích của nghiên cứu là xác định mức độ tự đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sư phạm của sinh viên. Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng. Kết quả cho thấy, sinh viên tự đánh giá các yếu tố Thực hành môn học; Rèn luyện nghiệp vụ; Thái độ với nghề; Tham gia các hoạt động có ảnh hưởng tích cực đến năng lực sư phạm của sinh viên.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 2,106
Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, đặc biệt là phát triển năng lực tự học của học sinh, đồng thời góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, bài viết trình bày về việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược khi dạy chủ đề “Các quốc gia cổ đại” trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông. Bằng phương pháp nghiên cứu lí thuyết và phương pháp điều tra, khảo sát, các tác giả làm rõ những nội dung: Đặc trưng mô hình lớp học đảo ngược; Ưu điểm và hạn chế khi áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học học; Giới thiệu, hướng dẫn một số công cụ để hỗ trợ hoạt động dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược; Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược khi dạy chủ đề “Các quốc gia cổ đại”trong chương trình môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,738
Chương trình môn Sinh học cấp Trung học phổ thông có những nội dung về virus gây bệnh, tuổi dậy thì, tránh thai và bệnh tật, sinh sản ở động vật, di truyền giới tính… Do vậy, môn học có cơ hội để giáo dục giới tính và tình dục toàn diện cho học sinh. Ngoài đặc điểm môn học đã có thuận lợi để giáo dục giới tính và tình dục toàn diện thì việc vận dụng các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học trong thiết kế bài học là một khâu then chốt góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính tình dục toàn diện cho học sinh
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 856
Lãnh đạo trường học là một trong những yếu tố cốt yếu quyết định thành công của bất kì cuộc cải cách giáo dục nào bên cạnh chất lượng giảng dạy của giáo viên. Ở những quốc gia tích cực nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh bản địa như New Zealand, phát triển năng lực lãnh đạo trường học là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược của Chính phủ. Chìa khóa để cải cách giáo dục ở New Zealand nhằm hỗ trợ học sinh bản địa (Maori) là kết hợp lí thuyết phê phán, lí thuyết Kaupapa Maori và lãnh đạo biến chuyển. Chương trình cải cách trường học dựa trên lí thuyết mới, Kia Eke Panuku đã hỗ trợ trường học thực hiện chiến lược giáo dục Maori (Ka Hikita) bằng cách thực hiện chương trình hành động chung của cộng đồng Maori (Kaupapa) và phát triển năng lực chuyên môn cho lãnh đạo và giáo viên nhà trường. Đây là một kinh nghiệm thực sự hữu dụng mà Việt Nam có thể tham khảo để phát triển năng lực lãnh đạo nhà trường cho giáo dục dân tộc thiểu số.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,795
Bài viết đề cập đến việc xây dựng tiến trình dạy học STEM, phỏng theo quy trình thiết kĩ thuật nhằm phát triển năng lực vật lí cho học sinh khi dạy học một chủ đề (bài học) STEM như thế nào? Sử dụng Rubrics, kết hợp với chấm điểm sản phẩm của bài học STEM đánh giá năng lực Vât lí của học sinh. Qua phân tích kết quả dạy thực nghiệm ở trường trung học phổ thông, bước đầu đánh giá tính khả thi của tiến trình dạy học và hình thức kiểm tra/đánh giá. Kết quả nghiên cứu được sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo về phát triển năng lực Vật lí cho học sinh thông qua dạy học STEM “Một số ứng dụng kĩ thuật của hiện tượng cảm ứng điện từ”.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 782
Giáo dục hòa nhập đã thực hiện ở nước ta nhiều thập kỉ qua và đang tiến dần đến việc chú trọng vấn đề chất lượng của quá trình này. Hiện nay, có rất ít công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước về chất lượng và đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật nói chung và ở cấp Tiểu học nói riêng. Bài viết phản ánh một số kết quả nghiên cứu gần đây về vấn đề này, bao gồm: 1/ Các khái niệm cơ bản liên quan; 2/ Giới thiệu bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật cấp Tiểu học; 3/ Hướng tổ chức áp dụng bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật cấp Tiểu học. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kết luận và khuyến nghị cho việc áp dụng bộ tiêu chuẩn này trong tự đánh giá của các nhà trường tiểu học.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,046
Giáo dục giá trị hòa bình cho học sinh trung học phổ thông là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội, toàn cầu đang nảy sinh nhiều vấn đề về chiến tranh và hòa bình. Việc xác định hòa bình là giá trị cốt lõi cần hình thành ở học sinh, từ đó xây dựng nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp nhằm khắc phục tình trạng nhiều học sinh biết về giá trị hòa bình nhưng không hành động theo chuẩn giá trị. Bài viết tập trung phân tích và đưa ra một số luận điểm căn bản đồng thời minh họa giá trị hòa bình qua thiết kế cụ thể, giúp trả lời câu hỏi: Những biểu hiện và hành động nào cần hình thành ở học sinh trung học phổ thông nhằm thể hiện được giá trị hòa bình trong bối cảnh hiện nay, đồng thời chỉ ra một số con đường, phương pháp, biện pháp giáo dục giá trị hòa bình trong nhà trường.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 3,270
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội, gây ảnh hưởng vừa tích cực vừa tiêu cực đến học sinh, việc tạo động lực học tập cho học sinh càng trở nên vô cùng quan trọng. Dựa vào kết quả của các phương pháp nghiên cứu lí luận như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa một số lí thuyết của các tác giả trên thế giới và trong nước về nhu cầu và động cơ của con người nói chung, về động cơ học tập của người học nói riêng, bài viết trình bày các khái niệm, sự cần thiết của tạo động lực học tập cho học sinh, các biểu hiện cụ thể của năng lực tạo động lực học tập cho học sinh như một năng lực cần thiết của giáo viên phổ thông, đáp ứng yêu cầu của giáo dục 4.0. Những vấn đề lí luận trình bày trong bài viết góp phần định hướng cho giáo viên trong học tập và rèn luyện, đồng thời có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho các trường sư phạm và trường phổ thông trong đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên để thích ứng với đòi hỏi của tình hình mới.