Danh sách bài viết

Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 594
Học sinh dự bị đại học chủ yếu là đối tượng dân tộc thiểu số, sinh sống ở các tỉnh vùng núi, sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó có nhiều học sinh phát âm chưa chuẩn tiếng phổ thông. Tuy nhiên, ngôn ngữ lại là chìa khóa để tiếp cận và mở rộng tri thức, trao đổi tri thức giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh để mở rộng hiểu biết và học hỏi lẫn nhau. Ngôn ngữ toán học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu dạy học môn Toán cho học sinh dự bị đại học. Trong bài viết này, tác giả trình bày một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ toán học cho học sinh dự bị đại học. Qua đó giúp học sinh phát triển tư duy logic, khả năng lập luận cũng như năng lực trình bày các vấn đề toán học. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cũng như chất lượng đào tạo dự bị đại học
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 480
Đổi mới phương pháp dạy học bậc Đại học là vấn đề rất quan trọng đối với các trường đại học nói chung và Học viện Hậu cần nói riêng. Bài viết trình bày một số biện pháp nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Hậu cần. Những kết quả trong đổi mới phương pháp dạy học mà Học viện Hậu cần đã đạt được tuy còn hạn chế nhưng đã khẳng định được chủ trương đúng đắn của nhà trường và tạo cho nhà trường vị thế mới trong khối các học viện, nhà trường quân đội nói riêng, hệ thống giáo dục quốc dân nước ta nói chung
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 680
Hội đồng trường là vấn đề tâm điểm của cải cách quản trị đại học ở Việt Nam, vì nó được xem là một trong những cơ chế quan trọng giúp cân bằng giữa tự chủ và trách nhiệm giải trình của nhà trường. Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường. Quy định này áp dụng chung cho cả trường đại học công và tư. Bài viết trình bày về Hội đồng trường trong các trường đại học ở Việt Nam dưới góc nhìn từ quan điểm doanh nghiệp.Trong bài, tác giả tập trung phân tích: Một số nét tổng quan về Hội đồng trường ở Việt Nam; Vấn đề Hội đồng trường theo quan điểm doanh nghiệp
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 506
Xác định đúng những năng lực cần thiết và đào tạo người học có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu công việc được xem là căn cứ chính để các cơ sở giáo dục, đặc biệt là cơ sở giáo dục đại học thiết kế chương trình đào tạo nhằm trang bị cho người học những năng lực cần thiết, giúp họ có thể đối diện với những thử thách sau khi ra trường cũng như thích ứng tốt với những thay đổi trong tương lai. Ngoài ra, khung tiêu chuẩn năng lực cũng giúp người học hình dung tốt hơn những năng lực họ cần phải có trong quá trình học và có định hướng tốt hơn trong việc rèn luyện những năng lực cần thiết này. Trên cơ sở nền tảng của những nghiên cứu trên thế giới, nhóm tác giả đề xuất 9 tiêu chuẩn năng lực chung và 36 tiêu chuẩn năng lực cụ thể cần thiết cho bậc đào tạo cử nhân. Khung tiêu chuẩn này mô tả mức chuẩn của từng năng lực người học cần đạt được đến thời điểm tốt nghiệp đại học.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 460
Phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực là xu thế phát triển chương trình trên thế giới hiện nay và cũng là một trong những quan điểm tiếp cận phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam. Bài viết mô tả một số năng lực cần hướng đến trong việc phát triển chương trình môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông, đó là năng lực sáng tạo, năng lực thẩm mĩ theo các bước: xác định quan niệm về năng lực, các thành tố cấu trúc và phác thảo đường phát triển của từng năng lực. Theo tác giả, để việc dạy và học Ngữ văn ở trường phổ thông có hiệu quả, cần xác định những nhiệm vụ học tập cụ thể tương ứng với mỗi mức độ năng lực theo từng lớp; đồng thời xây dựng các tiêu chí chất lượng và đánh giá được các biểu hiện năng lực. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu để chuẩn hóa trong việc xác định quan niệm, cấu trúc và đường phát triển các năng lực trong quá trình xây dựng, triển khai chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn thời gian tới.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 3,179
Ở Việt Nam, kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những nguyên lí giáo dục: Học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với gia đình và xã hội. Nhóm tác giả qua nghiên cứu về mức độ thực hiện các kĩ năng, các hình thức tổ chức phối hợp với gia đình và xã hội cho thấy: Phần lớn giáo viên chủ nhiệm thực hiện các nội dung phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng ở mức tương đối đầy đủ, thường xuyên. Hiệu quả đạt được của việc thực hiện các nội dung phối hợp cũng đạt mức có hiệu quả. Mức độ thực hiện tỉ lệ thuận với hiệu quả đạt được trong quá trình thực hiện các nội dung phối hợp. Khó khăn trong việc phối hợp với gia đình và nhà trường trong giáo dục học sinh theo mô hình VNEN cũng ở mức độ rất cao.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 858
Giáo dục giá trị sống là quá trình giúp người học lĩnh hội được những giá trị phổ quát của xã hội, biến thành những giá trị đặc trưng của bản thân, giúp người học có suy nghĩ, thái độ và hành động tích cực, hiệu quả, phù hợp với bản thân và đáp ứng mong đợi của cộng đồng xã hội. Bài viết đề cập đến việc xây dựng chủ đề giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm. Theo tác giả, việc xây dựng các chủ đề giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm góp phần tạo ra những thay đổi tích cực ở người học, giúp nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị sống trong các trường sư phạm. Giáo dục giá trị sống nhằm giúp sinh viên nhận thức đầy đủ về cuộc sống, từ đó có định hướng cho những hành vi tích cực. Thông qua các chủ đề giáo dục giá trị sống, sinh viên được trải nghiệm và thể hiện các giá trị trong các tình huống giả định về giá trị sống
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 499
Tổ chức thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục chính là đưa các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ và giải pháp trong Nghị quyết Số 29 vào cuộc sống. Mặc dù đã có chương trình hành động của Chính phủ và Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục, nhưng do thiếu một kế hoạch tổng thể trong tổ chức thực hiện cho nên ngành Giáo dục hiện đang đứng trước một yêu cầu quá tải các công việc phải giải quyết. Việc lựa chọn các mục tiêu ưu tiên và khâu đột phá là hết sức cần thiết. Bài viết đề cập đến các mục tiêu ưu tiên xuất phát từ việc công nhận các yếu tố nền tảng của bất kì nền giáo dục thành công nào. Trên cơ sở đó, nhận dạng các khâu đột phá với tư cách là nhóm các giải pháp nhằm một mặt tháo gỡ các nút thắt của giáo dục nước ta, mặt khác hướng tới thực hiện các mục tiêu ưu tiên.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 796
Trong những năm qua, các nghiên cứu về phát triển chương trình đã được chú trọng. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam xác định đây là một trong những hướng nghiên cứu trọng tâm, định hướng cho các nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên. Với quan niệm rằng, phát triển chương trình môn học là một trong các vấn đề cốt lõi của phát triển chương trình giáo dục phổ thông, tác giả bài viết điểm lại một số vấn đề cơ bản trong phát triển chương trình môn học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được đúc rút từ các kết quả nghiên cứu trong thời gian qua.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 533
Việc phân tích các lợi ích của Việc sử dụng cảm biến và các thiết bị kết nối máy tính hỗ trợ thí nghiệm mang lại nhiều lợi ích trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông như: Thu thập số liệu nhanh, nhiều hơn và chính xác hơn; Khả năng xử lí số liệu mạnh mẽ; Khả năng tìm hiểu vấn đề nhanh và dễ dàng bộc lộ bản chất hiện tượng; Tìm hiểu sâu hơn về các hiện tượng - quy luật vật lí; Mở ra nhiều phương án tìm hiểu hiện tượng và quy luật vật lí; Giúp giáo viên và học sinh tiết kiệm thời gian; Tạo hứng thú với nhiệm vụ học tập; Giúp phát triển năng lực học sinh. Với tốc độ đo cao, chính xác, thao tác tác đo đơn giản, khả năng mở rộng lớn, xử lí số liệu mạnh mẽ và trực quan, các bộ cảm biến và thiết bị kết nối thí nghiệm sẽ giúp bộc lộ các quy luật vật lí dễ dàng, từ đó, hỗ trợ giáo viên được hỗ trợ trong quá trình dạy học tích cực, sáng tạo và nâng cao hiệu quả dạy học. Bài viết cũng đề cập đến thiết bị kết nối ViLabs và cảm biến siêu âm do tác giả chế tạo nhằm hỗ trợ các thí nghiệm cơ học trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông