Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 604
Nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học, trong đó người học tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra. Vì vậy, sử dụng bài tập nghiên cứu trường hợp trong dạy học phần Sinh thái học ở trung học phổ thông là một trong những biện pháp phát triển các năng lực then chốt của học sinh như năng lực tự học, năng lực hợp tác, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề. Bài viết đề xuất quy trình thiết kế bài tập nghiên cứu trường hợp trong dạy học phần Sinh thái học - Sinh học 12 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Vận dụng quy trình đó thiết kế các dạng bài tập nghiên cứu trường hợp trong dạy học phần Sinh thái học - Sinh học 12
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 790
Chất lượng đào tạo thạc sĩ Quản lí giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó không thể không kể đến luận văn thạc sĩ. Kĩ năng nghiên cứu khoa học ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện luận văn của học viên. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng kĩ năng nghiên cứu khoa học của học viên trong việc thực hiện luận văn thạc sĩ Quản lí giáo dục tại Trường Đại học Sài Gòn, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao kĩ năng nghiên cứu khoa học cho học viên cao học chuyên ngành Quản lí giáo dục tại Trường Đại học Sài Gòn và các trường đại học khác có điều kiện tương tự, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ Quản lí giáo dục hiện nay.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 655
Bài viết tổng kết gần 60 năm phát triển chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám. Trong bài, tác giả phân tích và đánh giá các vấn đề về:1/Mục tiêu và chuẩn trong quá trình phát triển chương trình giáo dục phổ thông; 2/ Nội dung học tập; 3/ Phương pháp dạy học; 4/ Đánh giá kết quả giáo dục và đánh giá chương trình; 5/ Tích hợp và phân hóa; 6/Tiến trình xây dựng chương trình và sách giáo khoa; 7/ Thử nghiệm chương trình, sách giáo khoa; 8/ Phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực. Theo tác giả bài viết, nhìn lại cả một quá trình gần 60 năm phát triển chương trình giáo dục phổ thông, có thể khẳng định rằng chúng ta đã đạt được những tiến bộ rõ rệt cả về mặt xây dựng cơ sở khoa học và tổ chức thực hiện. Đó cũng là quá trình hình thành và phát triển lí luận chương trình giáo dục ở Việt Nam, đồng thời tích lũy được những kinh nghiệm quý báu. Tuy rất quan tâm đến việc tham khảo xu thế, cách làm của nước ngoài nhưng các chương trình giáo dục phổ thông từ 1950 đến nay vẫn thể hiện những đặc điểm riêng của Việt Nam. Mặc dù còn nhiều hạn chế song các chương trình đó đã hoàn thành được vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng giai đoạn. Từ khóa: Chương trình; phát triển chương trình; giáo dục phổ thông.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 573
Đề cập đến quy trình phát triển chính sách giáo dục, bài viết trình bày và phân tích chu trình gồm 03 giai đoạn phát triển chính sách giáo dục với 08 bước liên quan đến các hoạt động nghiên cứu, phân tích, tham vấn và tổng hợp thông tin để thiết kế, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chính sách giáo dục. Ba giai đoạn đó là: Thiết kế chính sách giáo dục;Thực hiện chính sách giáo dục; Điều chỉnh chính sách giáo dục. Tám bước đó bao gồm: 1/Phân tích hiện trạng giáo dục; 2/Dự thảo các lựa chọn chính sách giáo dục; 3/Đánh giá các lựa chọn chính sách giáo dục; 4/Tham vấn và quyết định chính sách giáo dục; 5/Lập kế hoạch thực hiện chính sách giáo dục; 6/Thực hiện kế hoạch của chính sách giáo dục; 7/Kiểm soát thực hiện và đánh giá tác động của chính sách giáo dục; 8/ Điều chỉnh và thiết kế mới chính sách giáo dục.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 581
Lí thuyết kiến tạo xã hội đã được giới thiệu trong nhiều tài liệu gắn với hoạt động đổi mới chương trình giáo dục ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Dạy học theo lối kiến tạo xã hội được hiểu là dạy cách học hay dạy kĩ năng học. Sự phát triển của lí thuyết kiến tạo xã hội đã kéo theo những nghiên cứu và ứng dụng vào trong đời sống của hoạt động dạy học, làm thay đổi quan niệm về vai trò và hoạt động của người giáo viên trong giờ lên lớp. Bài viết tập trung mô tả những đặc điểm của người giáo viên kiến tạo xã hội, góp phần vào việc thúc đẩy hoạt động đổi mới phương pháp dạy học tại trường phổ thông
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 603
Rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh là một trong những việc làm quan trọng của người giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường phổ thông. Trong bài, tác giả đề cập tới việc rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh bằng phương pháp biến hình. Việc thực hiện quy trình dạy học giải bài tập toán học thường được tiến hành theo bốn bước: Tìm hiểu nội dung bài toán; Xây dựng chương trình giải; Trình bày lời giải; Kiểm tra và nghiên cứu lời giải. Qua các ví dụ minh họa cho thấy việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải toán nói chung và kĩ năng giải các bài toán hình học nói riêng là một trong những yêu cầu quan trọng, cần thiết đối với mỗi giáo viên để góp phần nâng cao hiệu quả dạy - học môn Toán ở trường phổ thông
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 451
Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Để thực hiện thành công việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá các môn Lí luận chính trị, đòi hỏi phải luôn bám sát mục tiêu đào tạo và tiến hành đổi mới một cách đồng bộ về nội dung, hình thức, tư duy và thái độ của cả chủ thể lẫn khách thể đánh giá; thống nhất về nhận thức và hành động, chung tay góp sức của nhiều lực lượng khác nhau, trong đó trực tiếp là đội ngũ cán bộ, giảng viên các khoa Lí luận chính trị, cơ quan đào tạo và khảo thí; kịp thời cụ thể hóa và ban hành những quy định có tính pháp lí trong việc thực hiện; bảo đảm sự thống nhất trong quá trình thực hiện đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở tất cả các nội dung học tập... Qua đó, nâng cao chất lượng đào tạo của từng trường nói chung, chất lượng giáo dục lí luận chính trị nói riêng
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 2,279
Trong những năm vừa qua, vấn đề bạo lực học đường thực sự trở thành một vấn đề đáng chú ý, là mối bận tâm, lo lắng của gia đình, nhà trường. Kết quả nghiên cứu tại các trường trung học phổ thông Hà Nội cho thấy hiện tượng chủ động bạo lực bạn bè và bị bạo lực đã trở lên khá phổ biến ở các trường trung học phổ thông với hơn 50% học sinh cho biết đã từng bị bạo lực ở ít nhất một hình thức và hơn 33% học sinh cho biết đã từng bạo lực bạn bè trực tiếp (đánh nhau, dọa nạt, uy hiếp) hay gián tiếp qua mạng xã hội. Học sinh có xu hướng lạm dụng mạng xã hội liên quan đến bạo lực trực tuyến phổ biến hơn, trong đó bao gồm cả việc chủ động bạo lực bạn bè cũng như bị bạn bè bạo lực (dọa nạt, uy hiếp) thông qua mạng xã hội. Việc bắt nạt bạn bè ở cả hình thức gây bạo lực thể chất và tinh thần, ở cả hình thức trực tiếp và gián tiếp thông qua mạng xã hội đều có thể gây hậu quả và tác động xấu đến học tập, sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần, ảnh hưởng đến tâm lí và sự phát triển của học sinh.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 716
Bài viết giới thiệu Chương trình 2030 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development - OECD). Dựa trên các cuộc thảo luận về ưu tiên chính sách của nhiều quốc gia, OECD nhằm xác định năng lực và khung học tập cho năm 2030 trong Hội nghị tham vấn lần thứ 4 của OECD về chương trình 2030, thông qua việc rà soát các nghiên cứu liên quan đến chương trình này. Bài viết nhằm mục đích: 1/ Giới thiệu chương trình của OECD trong việc rà soát, xác định và lựa chọn lại các năng lực có liên quan hướng đến năm 2030. Các năng lực này phải phù hợp, nhằm đóng góp để xây dựng một thế giới cân bằng. Theo OECD, những gì được coi là cần thiết hoặc có liên quan cho năm 2030 không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu trong tương lai mà còn phụ thuộc vào nguyện vọng của xã hội, trong đó tâm điểm là những định hướng đổi mới giáo dục; 2/ Tìm hiểu Sáng kiến vì cuộc sống tốt đẹp hơn của OECD, đồng thời nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục với những thay đổi trong tương lai. Câu hỏi đặt ra cho các quốc gia là làm thế nào để hệ thống giáo dục có thể giúp học sinh phát triển năng lực hướng đến tương lai tốt hơn cho chính họ và cho phúc lợi chung của toàn xã hội cũng như để ứng phó, tự điều chỉnh với những thay đổi trong tương lai; 3/ Tìm hiểu các nghiên cứu tiếp theo của OECD dựa trên việc thống nhất cơ sở lí thuyết chung về “khung học tập” và qua các kết quả nghiên cứu ban đầu.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,070
Trong nhiều lĩnh vực, khái niệm mô hình và mô hình hóa được giải thích rất khác nhau. Nhìn chung, từ một góc độ nhất định thì khái niệm mô hình thường được giải thích không đầy đủ, thậm chí có một số cách hiểu sai. Mô hình và mô hình hóa có thể áp dụng được rộng rãi trong nghiên cứu giáo dục, nhất là nghiên cứu dạy học, kinh tế học giáo dục, quản lí giáo dục, giáo dục so sánh, xã hội học giáo dục và tâm lí học giáo dục. Vì vậy, trong đào tạo năng lực nghiên cứu và đào tạo sau đại học cần phải chú ý hơn việc dạy mô hình hóa và nâng cao nhận thức lí luận về mô hình. Bài viết phân tích bản chất của mô hình và nguyên tắc, thủ tục mô hình hóa trong nghiên cứu giáo dục với những mô tả cụ thể hơn.