Danh sách bài viết

Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 391
Định hướng phát triển năng lực người học đang là xu hướng mà mọi môn học phải tiếp cận trong quá trình xây dựng và phát triển, trong đó có Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh. Ở Việt Nam, đây là môn học tiên phong trong việc biên soạn và xây dựng chương trình theo định hướng trên với mục tiêu trọng tâm là phát triển năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ của người học. Bài viết so sánh Chương trình môn Tiếng Anh cấp Trung học cơ sở của Nga và Việt Nam nhằm tìm ra điểm giống và khác nhau, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa Chương trình tiếng Anh cấp Trung học cơ sở thí điểm, hướng tới việc phát triển năng lực của học sinh.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 526
Mục tiêu của giáo dục công dân toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức, ý thức xã hội và hành vi của người học trở thành công dân toàn cầu để đóng góp trong xã hội toàn cầu công bằng, an toàn, khoan dung và hòa bình. Bản chất của giáo dục công dân toàn cầu cần đảm bảo được các đặc trưng: Bảo vệ chân giá trị con người; Đảm bảo quyền con người; Phụ thuộc giữa địa phương và toàn cầu; Đa dạng và đồng nhất; Dân chủ và đối thoại; Giáo dục phát triển các kĩ năng tình cảm - xã hội. Để thực hiện thành công giáo dục công dân toàn cầu, hệ thống giáo dục cần thay đổi đến tận khi cơ sở giáo dục/nhà trường và các tổ chức giáo dục liên quan tự nó trở thành cộng đồng học tập và có sự tham dự của người học, người dạy, gia đình, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội...
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 888
Đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận năng lực là hướng tiếp cận phù hợp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Bài viết đề cập đến quá trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo tiếp cận năng lực với sự định hướng từ mục tiêu và được cụ thể hóa bằng nội dung đào tạo với phương pháp, tổ chức thực hiện, các hình thức và phương thức kiểm tra, đánh giá. Trên cơ sở đó, cùng với các công trình nghiên cứu về thực trạng trong đào tạo nghiệp vụ sư phạm hiện nay, xu hướng đổi mới trong công tác đào tạo giáo viên, đào tạo nghiệp vụ sư phạm cần: Xác định mô hình, xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện và tạo sự liên hệ chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với các trường phổ thông nơi tuyển dụng giáo viên.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 398
Năng lực dạy học là một bộ phận cấu thành của năng lực sư phạm của giáo viên. Việc phát triển năng lực dạy học cho sinh viên đại học ngành Sư phạm Toán cần được phát triển qua các hoạt động trong nhà trường sư phạm: Đối với việc dạy học các môn Toán cơ bản và nghiệp vụ; Đối với các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên; Đối với các hoạt động thực tập sư phạm tập trung; Đối với các hoạt động khác như sinh hoạt câu lạc bộ chuyên đề và thi nghiệp vụ sư phạm. Qua đó, năng lực dạy học Toán của giáo viên góp phần hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh: Năng lực tư duy với các thao tác chủ yếu; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực mô hình hóa Toán học; Năng lực giao tiếp; Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán; NL học tập độc lập với phương pháp phù hợp.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,710
Toán học là môn học, gắn chặt với thực tiễn, nảy sinh, phát triển từ thực tiễn và phục vụ thực tiễn. Bài viết đề cập tới những vấn đề về việc dạy học môn Toán gắn với thực tiễn, việc phát triển kĩ năng Toán học cho học sinh thông qua việc tổ chức để giải các bài toán có nội dung thực tiễn hay các bài toán thực tiễn và những điều chỉnh trong quá trình dạy học môn Toán. Tiếp đó, bài viết trình bày một số ví dụ (trong một chuyên đề dạy học được thiết kế và thực hiện dạy cho học sinh lớp 10 Trung học phổ thông sau khi học sinh đã học về hàm số bậc hai) theo hướng phát triển tư duy, gắn với thực tiễn và sử dụng các phần mềm trong quá trình giải quyết vấn đề.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 385
Trước yêu cầu phát triển kinh tế trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng Việt Nam đang nỗ lực cải thiện hoạt động, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường và tăng năng lực cạnh tranh với các ngân hàng ngoại. Khối ngành kinh tế trong hầu hết các trường đại học ở Việt Nam đều có chương trình đào tạo ngành Tài chính ngân hàng tập trung nguồn lực để xây dựng và vận hành chương trình học hướng đến việc đáp ứng ngay các yêu cầu của nguồn nhân lực ngành Tài chính ngân hàng phù hợp với yêu cầu của các đơn vị tuyển dụng. Bài viết nhằm đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực ngành Tài chính ngân hàng nói chung, ngành Ngân hàng nói riêng tại một số trường đại học Việt Nam trước xu thế hội nhập và nguồn lao động được di chuyển tự do trong khối ASEAN.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 457
Bài viết khái quát về chuẩn năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông Đài Loan trên cơ sở thu thập và phân tích tài liệu trong và ngoài nước. Đây là những nguyên tắc nghề nghiệp mà giáo viên phải tuân thủ và có nhiều chức năng như đánh giá tố chất cơ bản của nghề dạy học, hướng dẫn sự phát triển chuyên nghiệp dành cho giáo viên. Bản “Tiêu chuẩn nghề giáo viên trung học quốc dân” năm 2007 của Đài Loan chỉ rõ được 5 hướng của tiêu chuẩn nghề nghiệp với 35 tiêu chí. Bản mới nhất năm 2016 về “Chỉ dẫn tiêu chuẩn nghề giáo viên” cũng đã nêu rõ 10 tiêu chuẩn với 29 tiêu chí. Được coi là bản đầy đủ và thông dụng nhất, bản “Chỉ dẫn tiêu chuẩn nghề giáo viên” năm 2016 đã nhấn mạnh và làm nổi bật chỉ tiêu năng lực trung tâm của giáo viên, thể hiện được yêu cầu chung về phát triển nghề giáo viên tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đây là bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chuẩn năng lực nghề nghiệp giáo viên ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 683
Hội đồng trường là vấn đề tâm điểm của cải cách quản trị đại học ở Việt Nam, vì nó được xem là một trong những cơ chế quan trọng giúp cân bằng giữa tự chủ và trách nhiệm giải trình của nhà trường. Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường. Quy định này áp dụng chung cho cả trường đại học công và tư. Bài viết trình bày về Hội đồng trường trong các trường đại học ở Việt Nam dưới góc nhìn từ quan điểm doanh nghiệp.Trong bài, tác giả tập trung phân tích: Một số nét tổng quan về Hội đồng trường ở Việt Nam; Vấn đề Hội đồng trường theo quan điểm doanh nghiệp
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 508
Xác định đúng những năng lực cần thiết và đào tạo người học có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu công việc được xem là căn cứ chính để các cơ sở giáo dục, đặc biệt là cơ sở giáo dục đại học thiết kế chương trình đào tạo nhằm trang bị cho người học những năng lực cần thiết, giúp họ có thể đối diện với những thử thách sau khi ra trường cũng như thích ứng tốt với những thay đổi trong tương lai. Ngoài ra, khung tiêu chuẩn năng lực cũng giúp người học hình dung tốt hơn những năng lực họ cần phải có trong quá trình học và có định hướng tốt hơn trong việc rèn luyện những năng lực cần thiết này. Trên cơ sở nền tảng của những nghiên cứu trên thế giới, nhóm tác giả đề xuất 9 tiêu chuẩn năng lực chung và 36 tiêu chuẩn năng lực cụ thể cần thiết cho bậc đào tạo cử nhân. Khung tiêu chuẩn này mô tả mức chuẩn của từng năng lực người học cần đạt được đến thời điểm tốt nghiệp đại học.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 460
Phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực là xu thế phát triển chương trình trên thế giới hiện nay và cũng là một trong những quan điểm tiếp cận phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam. Bài viết mô tả một số năng lực cần hướng đến trong việc phát triển chương trình môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông, đó là năng lực sáng tạo, năng lực thẩm mĩ theo các bước: xác định quan niệm về năng lực, các thành tố cấu trúc và phác thảo đường phát triển của từng năng lực. Theo tác giả, để việc dạy và học Ngữ văn ở trường phổ thông có hiệu quả, cần xác định những nhiệm vụ học tập cụ thể tương ứng với mỗi mức độ năng lực theo từng lớp; đồng thời xây dựng các tiêu chí chất lượng và đánh giá được các biểu hiện năng lực. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu để chuẩn hóa trong việc xác định quan niệm, cấu trúc và đường phát triển các năng lực trong quá trình xây dựng, triển khai chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn thời gian tới.