Danh sách bài viết

Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 990
Rối loạn phổ tự kỉ đã và đang là một vấn đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, giáo dục, tâm lí, quản lí và phụ huynh ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trên cơ sở phân tích vai trò của việc phát hiện sớm, chẩn đoán, đánh giá, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập đối với trẻ rối loạn phổ tự kỉ, bài viết đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục hoà nhập nhằm giúp trẻ rối loạn phổ tự kỉ có nhiều cơ hội học tập hòa nhập và hoà nhập cộng đồng. Theo tác giả, trẻ rối loạn phổ tự kỉ nếu được phát hiện và can thiệp sớm trước 3 tuổi thì các kết quả phát triển của trẻ được tăng lên rõ rệt giúp trẻ có cơ hội hòa nhập hơn rất nhiều so với những trẻ không được phát hiện và can thiệp sớm.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 372
Bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở khái niệm năng lực, khung năng lực hiệu trưởng trường trung học cơ sở, tác giả trình bày một số vấn đề về bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực: Quan niệm về bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực; Sự cần thiết phải bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực; Nội dung và phương pháp bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở theo tiếp cận năng lực.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 825
Trải nghiệm khám phá khoa học có thể được coi là một phương tiện góp phần giúp trẻ khiếm thính phát triển ngôn ngữ nói. Khám phá khoa học với những hoạt động trải nghiệm thực tiễn sinh động, tạo cho trẻ có cơ hội để tích cực quan sát tìm tòi, phát hiện những điều thú vị về các sự vật, hiện tượng xung quanh giúp trẻ có cơ hội được giao tiếp ngôn ngữ, hiểu được mối liên hệ giữa lời nói và hành động trực quan trong hoạt động. Thông qua việc trải nghiệm khám phá và được giao tiếp, vốn từ của trẻ được củng cố, mở rộng. Giáo viên lựa chọn hoạt động khám phá phù hợp, lựa chọn phương pháp hướng dẫn cho trẻ hoạt động một cách khoa học thì có thể phát triển ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính đạt hiệu quả.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 733
Bài viết đo lường tài sản thương hiệu các trường đại học tại miền Trung dựa trên cảm nhận của sinh viên đang theo học. Nghiên cứu được thực hiện trên một mẫu gồm 412 sinh viên. Kết quả cho thấy, thang đo tài sản thương hiệu gồm 8 thành phần: Nhận biết thương hiệu, chất lượng giảng viên, danh tiếng trường đại học, lòng trung thành, cơ sở vật chất, dịch vụ thư viện, khả năng ngôn ngữ và phát triển nghề nghiệp. Kết quả lòng trung thành thương hiệu tác động mạnh nhất (β=0,385) đến tài sản thương hiệu tổng thể, tiếp theo là danh tiếng trường học (β=0,270) và chất lượng giảng viên (β=0,242).
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 513
Cộng hòa Liên bang Đức đã xây dựng chương trình tổng thể chung cho toàn liên bang. Căn cứ vào đó, từng bang dạy học, đánh giá theo chuẩn và yêu cầu chương trình giáo dục mỗi bang phải đảm bảo đạt được chuẩn chung. Việc mô tả các bậc năng lực cho từng môn học trong chương trình giáo dục phổ thông ở Đức cần phối kết hợp cả ba phương diện: Các lĩnh vực năng lực; Tính phức hợp của nội dung và đối tượng; Các mức độ khác nhau của quá trình nhận thức. Nước Đức xác định xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng năng lực; chú trọng mạch kiến thức chủ đạo; tăng cường phân hóa; coi trọng dạy học tích hợp, liên môn; xác định khung/chuẩn trình độ đào tạo; chuyển sang chương trình mở; tăng quyền tự chủ về chương trình cho các nhà trường; phù hợp với định hướng phát triển quốc gia. Những kinh nghiệm phát triển chương trình giáo dục của Cộng hòa Liên bang Đức là bài học quý báu cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 của Việt Nam.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 333
Bài viết phân tích những vấn đề học được từ kết quả đánh giá quốc tế PISA 2012 và 2015 về giáo dục môn Toán trung học ở Việt Nam. Theo tác giả bài viết, học sinh trung học Việt Nam đã chứng tỏ được năng lực nắm bắt những kĩ năng nhận thức toán học cơ bản trong giải quyết các vấn đề thực tế theo bối cảnh. Giáo viên dạy Toán ở Việt Nam có kiến thức toán cơ sở vững chắc và biết cách phát triển tư duy toán học cho học sinh. Từ những nhận định của thế giới, tác giả mô tả, minh chứng, đưa ra các dữ liệu đáng tin cậy để phân tích về tiềm năng của học sinh và giáo viên dạy môn Toán Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho nền kinh tế tri thức.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 1,138
Đội ngũ giáo viên mầm non là yếu tố quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ dưới 3 tuổi, rất cần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non thực hiện nuôi, dạy trẻ độ tuổi này. Bài viết phân tích thực trạng, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non làm việc với trẻ em dưới 3 tuổi, từ đó đưa ra một số khuyến nghị để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này ở Việt Nam.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 575
Bài viết đề cập đến vấn đề khái quát hóa và trừu tượng hóa trong Toán cao cấp. Trong bài, tác giả phân tích: 1/ Các quá trình khái quát hóa và trừu tượng hóa khi hình thành kiến thức nói chung, khái niệm nói riêng trong Toán cao cấp; 2/ Những trở ngại và cách thức vượt qua khi tiến hành các quá trình đó; 3/ Cách tiếp cận sự phân loại khái quát hóa, trừu tượng hóa về mặt nhận thức và một số phương hướng nhằm phát triển từng loại khái quát hóa trong dạy học kiến thức Toán cao cấp ở bậc đại học. Theo tác giả bài viết, khái quát hóa và trừu tượng hóa được xem là hai thao tác quan trọng nhất trong quá trình hình thành các khái niệm Toán cao cấp. Chúng liên quan mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau trong quá trình phát sinh, phát triển trí tuệ của người học, đặc biệt đối với sinh viên ngành Sư phạm Toán học ở bậc đại học. Có thể xem khái quát hóa là chặng đường mở đầu và trừu tượng hóa là chặng đường kết thúc trong hành trình tới chân lí của một kiến thức Toán cao cấp nói chung hay một khái niệm Toán học cao cấp nói riêng.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 512
Giáo dục pháp luật cho học sinh trung học là nhiệm vụ lớn của ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung và của giáo viên dạy học môn Giáo dục công dân trong các nhà trường phổ thông nói riêng. Thực tiễn giáo dục pháp luật hiện nay ở các nhà trường cho thấy hiệu quả của công tác này chưa cao, trong đó có những nguyên nhân liên quan đến nội dung và phương pháp dạy học bộ môn. Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo hứa hẹn nhiều thay đổi tích cực trong chương trình môn Giáo dục công dân để đáp ứng yêu cầu mới của thực tiễn đất nước. Từ thực tế đó, bài viết đề xuất một số nguyên tắc, nội dung và phương pháp dạy học cần ưu tiên khi xây dựng chương trình môn Giáo dục công dân nhằm đưa thực tiễn giáo dục pháp luật cho học sinh đi vào thực chất.
Số: /2021 Số CIT: 0 Số lượt xem: 499
Trắc nghiệm NEO-PI-R được xây dựng dựa trên nguyên lí mô hình 5 nhân tố lớn của nhân cách: Nhiễu tâm, hướng ngoại, cởi mở, đồng thuận và tận tâm. Bài viết trình bày cơ sở lí luận về nhân cách, phong cách học tập cùng với kết quả nghiên cứu tìm hiểu mối tương quan giữa đặc điểm nhân cách và phong cách học tập trên 228 sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Những hiểu biết về đặc điểm nhân cách và phong cách học tập của sinh viên cùng mối liên hệ giữa hai biến nghiên cứu này sẽ là cơ sở để lựa chọn các hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với từng nhóm người học.