Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 595
Học sinh dự bị đại học chủ yếu là đối tượng dân tộc thiểu số, sinh sống ở các tỉnh vùng núi, sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó có nhiều học sinh phát âm chưa chuẩn tiếng phổ thông. Tuy nhiên, ngôn ngữ lại là chìa khóa để tiếp cận và mở rộng tri thức, trao đổi tri thức giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh để mở rộng hiểu biết và học hỏi lẫn nhau. Ngôn ngữ toán học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu dạy học môn Toán cho học sinh dự bị đại học. Trong bài viết này, tác giả trình bày một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ toán học cho học sinh dự bị đại học. Qua đó giúp học sinh phát triển tư duy logic, khả năng lập luận cũng như năng lực trình bày các vấn đề toán học. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cũng như chất lượng đào tạo dự bị đại học
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 480
Đổi mới phương pháp dạy học bậc Đại học là vấn đề rất quan trọng đối với các trường đại học nói chung và Học viện Hậu cần nói riêng. Bài viết trình bày một số biện pháp nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học ở Học viện Hậu cần. Những kết quả trong đổi mới phương pháp dạy học mà Học viện Hậu cần đã đạt được tuy còn hạn chế nhưng đã khẳng định được chủ trương đúng đắn của nhà trường và tạo cho nhà trường vị thế mới trong khối các học viện, nhà trường quân đội nói riêng, hệ thống giáo dục quốc dân nước ta nói chung
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 682
Hội đồng trường là vấn đề tâm điểm của cải cách quản trị đại học ở Việt Nam, vì nó được xem là một trong những cơ chế quan trọng giúp cân bằng giữa tự chủ và trách nhiệm giải trình của nhà trường. Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường. Quy định này áp dụng chung cho cả trường đại học công và tư. Bài viết trình bày về Hội đồng trường trong các trường đại học ở Việt Nam dưới góc nhìn từ quan điểm doanh nghiệp.Trong bài, tác giả tập trung phân tích: Một số nét tổng quan về Hội đồng trường ở Việt Nam; Vấn đề Hội đồng trường theo quan điểm doanh nghiệp
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 507
Xác định đúng những năng lực cần thiết và đào tạo người học có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu công việc được xem là căn cứ chính để các cơ sở giáo dục, đặc biệt là cơ sở giáo dục đại học thiết kế chương trình đào tạo nhằm trang bị cho người học những năng lực cần thiết, giúp họ có thể đối diện với những thử thách sau khi ra trường cũng như thích ứng tốt với những thay đổi trong tương lai. Ngoài ra, khung tiêu chuẩn năng lực cũng giúp người học hình dung tốt hơn những năng lực họ cần phải có trong quá trình học và có định hướng tốt hơn trong việc rèn luyện những năng lực cần thiết này. Trên cơ sở nền tảng của những nghiên cứu trên thế giới, nhóm tác giả đề xuất 9 tiêu chuẩn năng lực chung và 36 tiêu chuẩn năng lực cụ thể cần thiết cho bậc đào tạo cử nhân. Khung tiêu chuẩn này mô tả mức chuẩn của từng năng lực người học cần đạt được đến thời điểm tốt nghiệp đại học.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 460
Phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực là xu thế phát triển chương trình trên thế giới hiện nay và cũng là một trong những quan điểm tiếp cận phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam. Bài viết mô tả một số năng lực cần hướng đến trong việc phát triển chương trình môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông, đó là năng lực sáng tạo, năng lực thẩm mĩ theo các bước: xác định quan niệm về năng lực, các thành tố cấu trúc và phác thảo đường phát triển của từng năng lực. Theo tác giả, để việc dạy và học Ngữ văn ở trường phổ thông có hiệu quả, cần xác định những nhiệm vụ học tập cụ thể tương ứng với mỗi mức độ năng lực theo từng lớp; đồng thời xây dựng các tiêu chí chất lượng và đánh giá được các biểu hiện năng lực. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu để chuẩn hóa trong việc xác định quan niệm, cấu trúc và đường phát triển các năng lực trong quá trình xây dựng, triển khai chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn thời gian tới.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 840
Trong dạy học Toán ở trường phổ thông, một trong các dạng hoạt động giải toán là từ bài toán cần giải liên tưởng với một bài toán tương tự đã có cách giải để phát hiện cách giải bài toán đã cho. Bài viết đề cập đến cách nhận biết sự tương tự giữa các bài toán của một số dạng toán trong chương trình Trung học phổ thông để tổ chức hoạt động giải toán. Để tìm cách giải bài toán, học sinh phải nhận biết bài toán tương tự gồm 3 dạng: Bài toán có tính chất tương tự; Bài toán có cấu trúc tương tự; Bài toán có dấu hiệu tương tự không tường minh. Qua đó, năng lực giải toán của học sinh được bồi dưỡng trong dạy học toán ở trường phổ thông.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 604
Nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học, trong đó người học tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra. Vì vậy, sử dụng bài tập nghiên cứu trường hợp trong dạy học phần Sinh thái học ở trung học phổ thông là một trong những biện pháp phát triển các năng lực then chốt của học sinh như năng lực tự học, năng lực hợp tác, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề. Bài viết đề xuất quy trình thiết kế bài tập nghiên cứu trường hợp trong dạy học phần Sinh thái học - Sinh học 12 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Vận dụng quy trình đó thiết kế các dạng bài tập nghiên cứu trường hợp trong dạy học phần Sinh thái học - Sinh học 12
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 790
Chất lượng đào tạo thạc sĩ Quản lí giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó không thể không kể đến luận văn thạc sĩ. Kĩ năng nghiên cứu khoa học ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện luận văn của học viên. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng kĩ năng nghiên cứu khoa học của học viên trong việc thực hiện luận văn thạc sĩ Quản lí giáo dục tại Trường Đại học Sài Gòn, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao kĩ năng nghiên cứu khoa học cho học viên cao học chuyên ngành Quản lí giáo dục tại Trường Đại học Sài Gòn và các trường đại học khác có điều kiện tương tự, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ Quản lí giáo dục hiện nay.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 2,418
Bài viết đề cập đến vấn đề mô hình phát triển nguồn nhân lực bền vững và quản lí nguồn nhân lực trong nghiên cứu khoa học giáo dục. Trong bài, tác giả trình bày: 1/ Một số nét khái quát về nguồn nhân lực, vai trò của nguồn nhân lực; Phát triển nguồn nhân lực; 2/ Mối quan hệ giữa quản lí nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực; 3/ Mô hình phát triển nguồn nhân lực bền vững của cơ sở giáo dục; 4/ Phát triển nguồn nhân lực bền vững cấp quốc gia, bộ/ngành, vùng, địa phương trong nghiên cứu khoa học giáo dục. Theo tác giả, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển kinh tế xã hội, là yếu tố quyết định sự hưng thịnh của mỗi quốc gia. Phát triển nguồn nhân lực được coi là chìa khóa để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quyết định năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. Phát triển nguồn nhân lực là trách nhiệm của các cấp quản lí nhà nước và của các cơ sở giáo dục.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 545
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục phổ thông trong công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục cũng như việc hoàn thiện các mục tiêu của Chiến lược Phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI, bài viết tập trung phân tích thực trạng số lượng, chất lượng và năng lực các trường sư phạm; thực trạng số lượng, chất lượng và năng lực đội ngũ nhà giáo và công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục phổ thông hiện nay. Từ đó, những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể được đưa ra nhằm đáp ứng yêu cầu mới, khắc phục những tồn tại, bất cập về năng lực của các trường sư phạm, đội ngũ giảng viên sư phạm, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục phổ thông nhằm mục tiêu: Đến năm 2020, bảo đảm đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, phù hợp với quy hoạch đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục phổ thông ở từng địa phương; Đến năm 2025, đội ngũ được chuẩn hóa ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.