Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 883
Đội ngũ giáo viên dạy nghề, đặc biệt là giáo viên dạy thực hành đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Vì vậy, người giáo viên thực hành cần có đầy đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ; năng lực sư phạm dạy nghề nhằm đảm bảo được chất lượng đầu ra trong cơ sở dạy nghề nói chung, các trường cao đẳng nghề nói riêng. Bài viết đề cập đến yêu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên thực hành ở trường cao đẳng nghề trong bối cảnh hiện nay.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 735
Phương pháp tình huống và phương pháp đóng vai là hai phương pháp dạy học tích cực, luôn được các nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay, việc vận dụng kết hợp hai phương pháp này trong dạy học môn Giáo dục công dân ở cấp học Trung học phổ thông chưa được quan tâm nghiên cứu, triển khai một cách sâu rộng trong quá trình tổ chức dạy học. Việc nghiên cứu sử dụng kết hợp hai phương pháp này trong dạy học môn Giáo dục công dân không những có ý nghĩa về mặt lí luận mà còn có ý nghĩa sâu sắc trong thực tiễn, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu môn học, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 503
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là mục tiêu hàng đầu của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trước những thay đổi của môi trường xã hội và kinh tế đất nước, mục tiêu này đang tạo thách thức mới cho các cơ sở đào tạo hệ đại học. Để vượt qua mọi thách thức trong phát triển, hội nhập, khẳng định vị trí đào tạo nguồn nhân lực trí thức chất lượng cao, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước, hòa nhịp chung trong bước chuyển đổi mới của toàn hệ thống giáo dục Việt Nam, đặc biệt là bước chuyển tích cực trong đào tạo hệ đại học, Học viện Chính trị Khu vực I nhanh chóng bước vào lộ trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học bên cạnh việc nâng cao chất lượng hệ cao cấp lí luận chính trị. Bài viết trình bày đến các yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục đại học, đồng thời có những câu hỏi mở, trăn trở về hướng nâng cao chất lượng giáo dục đại học tại Học viện Chính trị Khu vực I trước chủ trương phân tầng đại học, trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của giáo dục Việt Nam trong thế kỉ XXI.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 511
Hiện nay, nhiều câu khẩu hiệu giáo dục phản ánh những vấn đề liên quan đến thực tiễn giáo dục và xã hội của Việt Nam. “Tất cả vì học sinh thân yêu”, “Vì tất cả học sinh”, “Vì học sinh tất cả”... vừa là những biểu ngữ nổi bật, vừa là những khẩu hiệu giáo dục có giá trị dẫn dắt và cổ động rất rõ ràng. Suy nghĩ một cách tỉ mỉ những khẩu hiệu giáo dục này nhắc nhở và hiệu triệu mọi người quan tâm đến học sinh, chú trọng học sinh, coi học sinh là chủ thể, thể hiện tinh thần “toàn tâm toàn ý vì học sinh phục vụ”, nhưng thực hiện được thì rất khó. Những khẩu hiệu này có thể trở thành tiêu chuẩn tham khảo cho hành động giáo dục, nhưng không thể nào trở thành kim chỉ nam cho hành động hoặc nguyên tắc cơ bản của công tác giáo dục.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 592
Hội đồng trường là một mô hình quản trị trường đại học tiên tiến, đã chứng tỏ tính hiệu quả qua những thành công của hệ thống giáo dục đại học Hoa Kì và nhiều nước khác trên thế giới. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của Hội đồng trường trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay, bài viết đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đối với mô hình này, đó là: 1/ Việc thành lập Hội đồng trường ở các trường đại học cần tiến hành từng bước vững chắc; 2/ Đổi mới mô hình quản trị trường đại học theo hướng chuyển từ chế độ thủ trưởng (hiệu trưởng) sang chế độ tập thể lãnh đạo (Hội đồng trường); 3/ Thành viên Hội đồng trường phải đại diện cho những tiếng nói khác nhau từ doanh nghiệp và các tổ chức văn hóa - xã hội; 4/ Xác định rõ vai trò, mối quan hệ giữa Đảng ủy và Hội đồng trường; 5/ Xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản; 6/ Hoạt động của Hội đồng trường phải gắn liền với việc thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 622
Quản lí đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn kĩ thuật, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu công việc trong các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp là vấn đề quan trọng, cấp thiết và có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang hình thành và phát triển. Bài viết đưa ra một số yếu tố tác động đến việc quản lí đào tạo nguồn nhân lực: (1) Các yếu tố bên ngoài bao gồm môi trường kinh tế, khoa học công nghệ, các yếu tố văn hóa - xã hội, các chủ trương, chính sách của Chính phủ; (2) Các yếu tố bên trong về cơ sở đào tạo, yếu tố liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp trong khu công nghiệp, yếu tố liên kết, hợp tác trong đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực giữa các địa phương cho các khu công nghiệp. Từ đó, các cơ sở đào tạo nâng cao chất lượng quản lí đào tạo nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 415
Siêu nhận thức được coi là một quá trình quản lí, kiểm soát kiến thức của sinh viên, ứng dụng sự nhận thức, phân tích và đánh giá việc học hay các hoạt động khác. Trong môn Xác suất và Thống kê ở trường đại học giảng viên có nhiều điều kiện để rèn luyện cho sinh viên các kĩ năng siêu nhận thức, góp phần phát triển tư duy. Qua đó, sinh viên lên kế hoạch, kiểm soát, đánh giá quá trình học của mình và dần trở thành người có tư duy chiến lược. Bài viết trình bày về siêu nhận thức, một số kĩ năng siêu nhận thức, vận dụng các ý tưởng đó trong dạy học và dạy học một số kĩ năng siêu nhận thức thông qua bài toán tính xác suất bằng các công thức xác suất.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 1,211
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, dạy chính khóa trong nhà trường bị giới hạn bởi thời gian, học sinh thường chỉ được học lí thuyết, giáo viên cũng ít có cơ hội để mở rộng kiến thức và phát triển năng lực cho học sinh... Với vai trò và ưu thế của mình, hoạt động ngoại khóa sẽ góp phần khắc phục những hạn chế này, học sinh có cơ hội được mở rộng kiến thức, học trải nghiệm, vui chơi... Căn cứ vào nguyên tắc và quy trình xây dựng hoạt động ngoại khóa, bài viết đề xuất một số hình thức hoạt động ngoại khóa gắn với từng nội dung cụ thể của chương trình Sinh học 10. Những đề xuất này có thể được sử dụng làm tư liệu tham khảo cho giáo viên trong xây dựng các hoạt động ngoại khóa gắn với dạy học Sinh học 10. Để tổ chức hoạt động ngoại khóa có hiệu quả cần lên kế hoạch cụ thể, chuẩn bị chu đáo, đảm bảo hài hòa giữa hoạt động vui chơi với mở rộng, củng cố kiến thức môn học.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 546
Đào tạo đạt chuẩn và đáp ứng yêu cầu xã hội đã và đang là nhiệm vụ trọng tâm của các trường sư phạm. Một mặt, các trường sư phạm cần đảm bảo sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn về kiến thức, kĩ năng ở chuyên ngành họ được đào tạo. Mặt khác, sinh viên tốt nghiệp cần được phát triển, rèn luyện các kĩ năng nghề để đáp ứng các yêu cầu thực tế ở trường phổ thông. Do đó, rèn luyện kĩ năng nghề dạy học là một phần quan trọng trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm. Bài viết này đóng góp một góc nhìn về phương diện trên từ góc độ phát triển năng lực nghề.
Số: /2021
Số CIT: 0
Số lượt xem: 650
Giáo dục STEM - Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kĩ thuật), Mathematics (toán học) được Chính phủ Australia quan tâm phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng 4.0. Trong chiến lược của họ, STEM được quan tâm đến theo cấp độ, lứa tuổi, định hướng nghề nghiệp và giới tính. Trong bối cảnh Việt Nam, vấn đề giới tính vẫn cần được quan tâm nghiên cứu để có những chính sách, nội dung, hoạt động giáo dục đặc thù cho đối tượng trẻ em gái. Bài viết đề cập đến vấn đề giáo dục STEM ở Australia, dựa trên cơ sở đó Việt Nam sẽ có những bài học kinh nghiệm để xây dựng nội dung giáo dục STEM dành cho trẻ em gái phù hợp.